Khủng hoảng kỳ nghỉ hè: Cha mẹ làm gì để cân bằng tâm lý cho trẻ?
Trong thời gian nghỉ hè đa số trẻ đều ở nhiều trong nhà, sự thay đổi của môi trường cũng sẽ mang đến những nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần.
Cái nóng mùa hè có thể làm trầm trọng thêm cảm giác căng thẳng, mất ngủ và tức giận. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ đang trong kỳ nghỉ.
Ngoại trừ một số ít đi nghỉ cùng cha mẹ, hầu hết trẻ đều ở nhà rất nhiều thời gian, môi trường thay đổi dẫn đến những nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần.
Làm gì để giảm bớt hoặc tránh các vấn đề tâm lý ở trẻ trong kỳ nghỉ hè?
Giúp trẻ lên kế hoạch thời gian biểu hợp lý
Thời khóa biểu giúp trẻ hình thành và duy trì thói quen sinh hoạt, học tập tốt. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ có thể giúp trẻ không chơi đùa quá nhiều và làm trầm trọng thêm tình trạng lo âu.
Đặc biệt với những bé thích chơi điện tử, cha mẹ không nên để con chơi ở nhà cả ngày sẽ khiến bé kiệt sức, tổn hại sức khỏe.
Một lịch trình được sắp xếp hợp lý và thống nhất giữa các bên là cơ sở để cha mẹ theo dõi và giao tiếp với con cái. Thời gian biểu không cần quá khắt khe để trẻ có thể thoải mái, không rơi vào trạng thái căng thẳng như ở trường.
Giúp trẻ xây dựng một vòng tròn xã hội lành mạnh
Cha mẹ đi làm không có nhiều thời gian chăm sóc con cái. Nhưng dù thế nào đi nữa, trong thời gian được nghỉ, bạn vẫn có thể đưa con tham gia một số môn thể thao hoặc hoạt động cộng đồng để giúp con gặp gỡ nhiều bạn bè hơn. Giao tiếp với người khác có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
Người Mỹ vốn có tính xã hội. Thiếu tương tác xã hội có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như cô đơn, thừa cân và mất kết nối xã hội.
Bác sĩ phẫu thuật tổng quát Vivek Murthy đã lưu ý rằng những người có nhiều mối quan hệ xã hội hơn sống lâu hơn, trong khi những người bị thiếu hụt xã hội (bao gồm sự cô lập, cô đơn và các mối quan hệ nghèo nàn) có nhiều khả năng tử vong hơn.
Hơn nữa, ảnh hưởng sức khỏe của sự cô đơn và cô lập có thể gây bất lợi như các yếu tố rủi ro như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao và béo phì. Ông cho biết kết nối xã hội không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của cá nhân chúng ta mà còn đối với sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng.
Trong kỳ nghỉ hè, trẻ có thể mất cơ hội tiếp xúc nhiều với các bạn học cũ. Vì vậy, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các bạn cùng chơi khác, cho trẻ tham gia trại hè hoặc các hoạt động cộng đồng, kết bạn nhiều hơn, tránh để trẻ rơi vào tình trạng cô đơn trong mùa hè.
Giới hạn thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử
Phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên phổ biến. Đặc biệt mạng xã hội như TikTok có thể cố tình đẩy một số video khiến trẻ nghiện, khiến chúng quá phấn khích hoặc lo lắng. Điều này không chỉ gây tổn hại về tinh thần, mà cả thể xác.
Nếu trẻ dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, điều đó có nghĩa là thời gian chạy quanh sân chơi sẽ ít hơn, vì vậy cha mẹ cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy những thanh thiếu niên dành hơn ba giờ mỗi ngày trên mạng xã hội sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao gấp đôi, bao gồm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
Kỳ nghỉ hè cho trẻ nhiều thời gian chơi mạng xã hội, nếu cha mẹ không chú ý có thể khiến trẻ gặp những nguy cơ về sức khỏe tâm thần.
Theo Viện Newport, một tổ chức nghiên cứu sức khỏe tâm thần, mạng xã hội được thiết kế để thử thách khả năng tự kiểm soát của người xem một cách có chủ ý. Cuộn trang vô tận, nhiều màu sắc kích thích và nhạc bắt tai thu hút sự chú ý của bạn mọi lúc, người lớn khó kiểm soát và thanh thiếu niên càng khó cưỡng lại sự cám dỗ.
Điều này cũng đúng với việc thiết kế các trò chơi trực tuyến. Vì vậy, cha mẹ không được nuông chiều con cái chơi game hay mạng xã hội. Cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe tinh thần trong mùa hè của con bạn là đưa chúng tham gia các hoạt động xã hội đích thực.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Cùng con vui đọc sách
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.
Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong đó quan trọng nhất là chuyện phân chia tài sản khi nói ra dễ sinh vấn đề.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.
Nêu gương sáng cho con
Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.