Nhịp sống

Kiên Giang: Nâng cao giá trị đặc sản khóm Tắc Cậu

Thứ sáu, 08/10/2021, 22:26 PM

Là một trong những nghề truyền thống của tỉnh được công nhận từ năm 2018, nghề khóm Tắc Cậu, huyện Châu Thành (Kiên Giang) luôn giữ vững và phát triển mạnh trên thị trường gồm khóm trái và sản phẩm chế biến từ khóm. Nhờ vậy, người dân tại địa phương có thu nhập khá tốt và ổn định cuộc sống.

Vị ngọt đặc trưng của khóm Tắc Cậu

Theo người dân địa phương, nghề trồng khóm xuất hiện trên 70 năm, khóm được trồng chủ yếu trên vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần của xã Minh Hòa, Châu Thành.

Từ lâu, khóm Tắc Cậu nổi tiếng nhờ vào hương vị ngon, ngọt đặc trưng. Theo anh Nguyễn Quốc Khánh ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành, cùng giống khóm nhưng trồng trên vùng đất Tắc Cậu mới có hương vị ngọt, thanh, giòn, có màu vàng đậm và ăn không bị rát lưỡi. Điều này do tính chất vùng đất có sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố phèn, mặn, phù sa mà ít nơi nào có được.

Ấp An Lạc và ấp An Thành, xã Bình An có nhiều hộ dân trồng khóm và không ít gia đình có nhiều thế hệ gắn bó với nghề này. Không chỉ có thu nhập từ chính vụ, người dân 2 ấp còn học tập kỹ thuật canh tác để khóm cho thu hoạch quanh năm. Những người phụ nữ trong xã còn sử dụng nguyên liệu từ khóm chế biến thành nhiều sản phẩm hấp dẫn: Khóm sấy, mứt khóm, nước ép khóm…

Huyện Châu Thành có khoảng gần 2.000ha trồng khóm và là nguồn thu nhập chính của 15% dân số của huyện. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, để khóm Tắc Cậu vươn xa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, huyện xác định rõ vùng quy hoạch trồng khóm, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ thiết thực, khuyến khích nông dân chuyển đổi từ diện tích trồng lúa, vườn tạp sang trồng khóm phù hợp theo quy hoạch.

Đồng thời, sớm xây dựng mô hình trồng khóm Tắc Cậu theo quy trình VietGAP với quy mô ban đầu thích hợp để có cơ sở nhân rộng và từng bước tiến lên GlobalGAP. Đặc biệt, từ khi đường hành lang ven biển phía Nam hoàn thành, giá khóm tăng vọt lên gấp 3 lần so với những năm 2012 trở về trước. Đây là điều kiện thuận lợi, động lực để người dân trong xã bám nghề và phát triển nghề trồng khóm. 

Từ 2016, huyện Châu Thành xây dựng vùng trồng khóm năng suất cao, với kinh phí đầu tư hơn 250 triệu đồng nhằm hỗ trợ người dân trồng khóm sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác. Huyện cũng hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho hộ dân cải tạo đất lúa, vườn tạp để trồng khóm, diện tích đất trồng khóm tăng theo mỗi năm. Đó được xem là bước ngoặt quan trọng để cây khóm Tắc Cậu tạo đà phát triển như hiện nay.

2

Người dân xã Bình An, Châu Thành, Kiên Giang thu hoạch khóm.

Chế biến sản phẩm từ khóm

Theo nhiều người dân cố cựu ở xã Bình An, từ lâu, người dân trong xã đã biết chế biến các món ăn từ nguyên liệu khóm như nước màu, nước ép khóm, bánh nhân khóm… Vào dịp lễ, Tết, người dân hường làm mứt khóm để đãi khách, có những lúc khóm không bán được, người dân chuyển sang làm mức khóm để cung cấp cho các cơ sở làm bánh trên địa bàn các huyện lân cận.

Có nhiều hộ gia đình có thâm niên trồng khóm và làm mức khóm lên đến 55 năm. Nghề làm mức khóm được chế biến với bí quyết riêng của từng thợ làm nghề để cho ra những miếng khóm có màu sắc tự nhiên, mang hương vị đặc trưng của khóm. Do đó, khâu chế biến đòi hỏi phải tỉ mỹ, khéo léo như gọt vỏ, bỏ mắt thật kỹ, cắt lát thành từng miếng dày 1-1,5cm, bỏ lỏi, dùng tăm nhọn xăm những lỗ nhỏ trên miếng khóm để ướp đường cho dễ ngấm hơn. Sau đó cho từng miếng khóm vào nồi bắt đầu sên, không được xếp chồng, cho lửa nhỏ, khi nước đường sôi thì vớt bọt để khóm được trong, chờ khi nước đường cạn thì tắt bếp, lấy miếng khóm ra để nguội cho vào tủ lạnh. Bình quân 1 ký khóm tươi sẽ làm được khoảng 300g mức khóm.

(1)

Người dân chế biến khóm nguyên liệu làm bánh mứt tiêu thị khắp các tỉnh trong và xuất khẩu ngoài nước ngoài.

Chị Huỳnh Ngọc Thu ngụ xã Bình An (Châu Thành) vừa bán khóm nguyên liệu vừa làm bánh, mứt khóm bỏ mối cho các tiểu thương trong và ngoài tỉnh. Bình quân, mỗi trái khóm bán cho thương lái từ 5.000 - 6.000 đồng nhưng khi dùng khóm nguyên liệu chế biến thành bánh mứt giá từ 230.000 - 250.000 đồng/kg.

Theo chị Thu, để làm một ký mứt khóm cần khoảng 10 trái khóm nguyên liệu, tính ra thu nhập cao lãi cao hơn gấp 3-4 lần. Mỗi năm, khoảng tháng 10 âm lịch, vợ chồng chị Thu chuẩn bị khóm nhà và mua thêm khóm để làm bánh, mứt theo đơn đặt hàng từ các nơi trong và ngoài tỉnh.

“Bánh khóm có hương vị ngon ngọt của khóm Tắc Cậu, cộng với cách chế biến thủ công của gia đình, tôi thường bỏ mối cho các cửa hàng trong tỉnh và các tỉnh lân cân, TP. Hồ Chí Minh nhất là vào dịp Tết”, chị Thu cho hay.

Nắm bắt thị trường, nhiều gia đình trồng khóm Tắc Cậu ở huyện Châu Thành còn đầu tư dây chuyền khép kín để làm khóm sấy khô. Sản phẩm khóm sấy khô hiện đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Trái khóm tươi, sau khi sấy dẻo có hình dáng mới mà hương vị vẫn giữ nguyên, giá trị sản phẩm đã tăng lên nhiều lần. Sản phẩm khóm sấy dẻo hiện rất được thị trường ưa chuộng với hương vị thơm ngon đặc trưng và những giá trị dinh dưỡng cao của nó. Đặc biệt, khóm được sấy mộc, không pha trộn hóa chất, nên mùi vị ngọt, chua đặc trưng của khóm vẫn còn nguyên vẹn. Khóm sấy được bán trong nước và xuất đi một số nước như Canada, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc…

Huyện Châu Thành vận động người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không lạm dụng phân đạm hay các chất kích thích sinh trưởng để tăng kích thước trái. Xây dựng nhiều mô hình trồng khóm Tắc Cậu theo quy trình VietGAP, làm cơ sở nhân rộng và từng bước xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

ANH 1 (1)

Hộ gia đình tận dụng khóm trồn nhà làm mứt bán sỉ cho các chợ trong tỉnh góp phần cải thiện thu nhập.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bình An có khoảng 300 hộ chuyên sản xuất mức khóm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều lao động thu gom nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm gián tiếp tham gia vào sản xuất. Người dân trong xã có thêm việc làm để tăng thu nhập, nhiều hộ có thu nhập khoảng 200 - 250 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Văn Giàu - Chủ tịch Ủy ban nhân xã Bình An cho biết: “Nghề khóm Tắc Cậu là một trong những nguồn thu nhập chính để người dân trong xã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Thời gian tới, huyện và xã có nhiều chính sách, mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần tạo điều kiện cho người dân bám trụ nghề và phát triển nghề bền vững, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường”.

Minh Châu  
Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

(NSMT) - Nhiều ngày qua TP. Cần Thơ đã trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhưng cũng bởi vậy vào thời điểm sáng sớm và cuối giờ chiều, cảnh bình minh và hoàng hôn lại trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Hãy cùng chuyên trang Nhịp sống miền Tây ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời ấy.

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

(NSMT) - Với chức năng tham mưu Ðảng ủy - lãnh đạo Công an TP Cần Thơ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng, giai đoạn 2013-2023, Phòng Tham mưu Công an thành phố (CATP) nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mặt công tác liên quan. Trong 10 năm qua, Phòng được tặng nhiều Cờ Thi đua của Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và nhiều Bằng khen của Bộ Công an, Thành ủy Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ...

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Ngày 29.4, Ban CHQS tỉnh Kiên Giang cho hay, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ cháy rừng.

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

(NSMT) - Nghe tin người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đang khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số anh em tài xế ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã kết nối với Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng mang nước sạch từ An Phú xuống hỗ trợ cho bà con.

Cà Mau: Công an huyện Thới Bình làm mát lòng người dân về quê nghỉ lễ

Cà Mau: Công an huyện Thới Bình làm mát lòng người dân về quê nghỉ lễ

(NSMT) - Ngày 29/4, Công an huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tổ chức hỗ trợ nước uống, khăn lạnh miễn phí cho người dân ở Cà Mau đang sinh sống, làm việc và học tập các tỉnh, thành trở về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Những người gác kỳ nghỉ lễ, đội nắng trên công trình xây dựng cầu Đại Ngãi 2

Những người gác kỳ nghỉ lễ, đội nắng trên công trình xây dựng cầu Đại Ngãi 2

(NSMT) - Những ngày tháng 4 nắng ở miền Tây Nam Bộ như đổ lửa. Trong khi nhiều người đi “tránh” nắng ở Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc,… hay du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày thì trên công trình xây dựng cầu Đại Ngãi 2 nối huyện Cù Lao Dung với Long Phú của tỉnh Sóc Trăng (thuộc dự án cầu Đại Ngãi trên tuyến quốc lộ 60 nối 2 tỉnh Trà Vinh với Sóc Trăng), hàng trăm kỹ sư, công nhân đã gác kỳ nghỉ lễ, đội nắng gió, miệt mài làm việc để công trình hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Hậu Giang: Hơn 7000 vận động viên tham gia giải việt dã gây quỹ hỗ trợ người khuyết tật

Hậu Giang: Hơn 7000 vận động viên tham gia giải việt dã gây quỹ hỗ trợ người khuyết tật

(NSMT) – Ngày 28/4, Trường Đại học Võ Trường Toản (VTTU), tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Giải chạy việt dã lần I năm 2024 với chủ đề “VTTU - WE ARE ONE - Chúng ta là một".