Kim Crup - Người nặng lòng với bảo tồn và phát huy giá trị ghe Ngo
Đua ghe ngo là một bộ môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer khu vực miền Tây Nam Bộ, trong đó Sóc Trăng được xem là cái nôi của loại hình văn hóa độc đáo này. Tuy nhiên, để có được một chiếc ghe ngo đẹp về hình dáng và màu sắc, thi đấu đạt thành tích cao thì những người thợ làm ra nó phải rất kỳ công và vất vả. Ở ấp An Hòa, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có một người vẫn nặng lòng với việc bảo tồn và phát huy giá trị của ghe ngo, đó chính là ông Kim Crụp - một trong số ít người có khả năng thiết kế và tham gia đóng ghe ngo của tỉnh Sóc Trăng.
Thời trai trẻ, ông Kim Crụp là một vận động viên rất nổi bật trong đội ghe ngo chùa Pôthi Thlâng của xã Thới An Hội, một trong những đội ghe ngo giàu thành tích nhất của huyện Kế Sách. Đầu năm 2000, khi đang công tác tại xã Thới An Hội với vai trò là Phó Chủ tịch UBND xã, do sức khỏe không đảm bảo, ông Kim Crụp đã được giải quyết cho nghỉ hưu sớm để có nhiều thời gian chữa bệnh. Nghỉ công tác ở xã, ông lại tham gia vào công tác ở ấp, ở chùa. Và công việc thiết kế, tham gia đóng ghe ngo của ông cũng bắt đầu từ đó.
Từ Sóc Trăng, ông Kim Crụp đã khăn gói lên tận xã Vĩnh Phước của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang để tìm thợ giỏi về nhà đóng ghe. Sau nhiều lần thuyết phục, nhận thấy tấm lòng chân thành của ông, người thợ đóng ghe ngo nổi tiếng của xã Vĩnh Phước là ông Huỳnh Rớt đã đồng ý theo ông về Sóc Trăng.
Thợ đóng ghe ngo có nhiều điểm riêng biệt so với thợ mộc hay thợ đóng tàu. Bởi ngoài việc đóng ghe họ còn phải am hiểu về nghệ thuật đóng, cách phối trộn màu sắc, cách tạo ra nhiều loại dầm phù hợp (bởi trong đua ghe ngo có nhiều loại dầm, tùy theo vị trí của người bơi)… Bên cạnh đó, việc chọn cây kềm giữa ghe cũng hết sức khó khăn. Một ghe ngo đúng chuẩn phải dài 29m, giữa lòng ghe phải có 2 cây kềm chịu lực, 2 cây này thường được làm bằng cây tràm, vì đây là loại cây có độ dẻo tốt. 2 cây kềm có tác dụng giúp cho ghe nhún nhảy, phóng nhanh và đồng thời cũng giúp giữ chặt cho ghe không bị gãy làm đôi bởi chiều dài của nó. Trong 2 cây kềm thì cây kềm lái hay còn gọi là cây cần câu đóng vai trò quan trọng, vì nó còn có tác dụng kềm lái, giúp ghe ngo đi đúng phương hướng. Cây tràm được chọn làm cây kềm phải có tuổi thọ từ 40 năm trở lên. Sau khi đốn, cây phải được để trong nhà cho nguội, 1 năm sau thì mới có thể sử dụng được tốt. Để có được một chiếc ghe ngo hoàn chỉnh, cả 3 người thợ lành nghề phải làm việc cật lực đến hàng tháng trời mới hoàn tất.
Gỗ đóng ghe ngo là gỗ sao. Để có được cây sao tốt, chất lượng để đóng ghe, ông Kim Crụp phải đi nhiều nơi từ An Giang, Tiền Giang, thậm chí là sang tận nước bạn Campuchia để tìm mua về đóng. Tiếng lành đồn xa, nhiều chùa trong và ngoài tỉnh đã tìm đến để đặt ông đóng ghe. Đến giờ, ông Kim Crụp cũng không nhớ là mình đã tham gia đóng ghe ngo cho bao nhiêu chùa. Hỏi về đóng ghe ngo, ông rất tự hào kể có nhiều chiếc ghe ngo mà ông tham gia đóng đã đạt thành tích cao các giải đua trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, trong thời gian tham gia làm huấn luyện viên kiêm luôn người ngồi mũi cho đội ghe ngo Pôthi Thlâng trong thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Kim Crụp cũng từng giúp đội ghe này lọt vào tốp 3 đội ghe mạnh nhất tỉnh. Thời gian này ông cũng từng được chọn tham gia vào đoàn vận động viên đua ghe ngo của Việt Nam, mà nòng cốt là đội ghe Pôthi Thlâng tham dự hội đua ghe ngo quốc tế do nước bạn Thái Lan tổ chức. Tại giải này, đội ghe của Việt Nam cũng lọt vào tốp những đội mạnh hàng đầu của giải.
Bên cạnh đó, ông Kim Crụp còn là một nông dân sản xuất giỏi được công nhận trong nhiều năm. Đặc biệt, năm 1997, ông vinh dự được chọn đại diện cho tỉnh Sóc Trăng báo cáo điển hình tại Đại hội Nông dân sản xuất giỏi toàn quốc. Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, thể dục thể thao của địa phương, ông Kim Crụp đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương, đặc biệt là bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Theo QUÁCH TẤN THUẦN (Báo Sóc Trăng)
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.