Phòng mạch

Làm gì để không tái phát ung thư sau khi đã chữa khỏi?

Thứ ba, 03/01/2023, 09:07 AM

(NSMT) - Nhiều bệnh nhân lầm tưởng cứ tưởng khỏi bệnh ung thư thì mọi chuyện đã ổn nhưng không lâu sau lại tái phát. Vì sao như thế?

Xử lý chưa triệt để

Hầu hết các khối u ở giai đoạn đầu đều có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật, nhưng hiệu quả của phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể của khối u và tay nghề của bác sĩ.

Vị trí phát triển của một số khối u rất nhạy cảm, phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn, dù chỉ còn sót lại một chút khối u cũng dễ gây tái phát theo thời gian.

Hóa trị cũng chỉ có thể loại bỏ tế bào ung thư trưởng thành, đối với những tế bào ung thư chưa trưởng thành, chúng có thể ẩn nấp trong cơ thể, khi sức đề kháng của cơ thể thấp, tế bào ung thư bắt đầu thức dậy và phát triển, dẫn đến ung thư tái phát.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Sức đề kháng của bệnh nhân thấp

Trên thực tế, ngay cả ở những người khỏe mạnh, một số tế bào trong cơ thể sẽ trải qua đột biến gen và những tế bào bất thường này sẽ bị hệ thống miễn dịch đào thải.

Tuy nhiên, nếu là người có khả năng miễn dịch thấp, do không thể kìm hãm và tiêu diệt các tế bào đột biến này chúng sẽ càng suy thoái và hình thành các khối u.

Vì vậy, bệnh nhân ung thư dù có phẫu thuật thành công nhưng khả năng miễn dịch thấp thì khả năng tái phát ung thư sẽ tăng cao.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh sau phẫu thuật

Trên thực tế, sự xuất hiện của bệnh ung thư không chỉ liên quan đến yếu tố di truyền mà còn liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của con người như thức khuya, uống rượu bia, ăn thực phẩm không tốt cho sức khỏe,...

Sau khi điều trị phẫu thuật, mặc dù tình trạng ung thư đã được kiểm soát nhưng nếu người bệnh không sửa chữa những thói quen sinh hoạt xấu này thì ung thư vẫn có thể tái phát.

Tiền sử gia đình mắc ung thưNhiều người có thói quen sống lành mạnh và không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, nhưng họ vẫn bị ung thư nhắm đến, điều này có lẽ liên quan đến thể chất đặc biệt của họ.

Sau khi điều trị, mặc dù các tế bào ung thư bị tiêu diệt ở những bệnh nhân này, nhưng chúng có xu hướng phát sinh tế bào ung thư vì cấu tạo thể chất của chúng không thay đổi, dẫn đến ung thư tái phát.

Có nhiều nguyên nhân khiến ung thư tái phát, nhưng dù trong trường hợp nào, sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư phải tích cực giữ gìn cơ thể để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Làm gì để hạn chế ung thư tái phát?

Thói quen sinh hoạt tốtThói quen sinh hoạt tốt là nền tảng của một sức khỏe tốt. Bệnh nhân ung thư nên xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ sau phẫu thuật, đi ngủ sớm và dậy sớm, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya.

Bạn có thể tập một số bài thể dục nhẹ tùy theo thể trạng như đi bộ, Thái cực quyền,… giúp tăng cường thể chất. Bạn cũng có thể ăn một số thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư như mộc nhĩ, táo, ngô, súp lơ xanh,…

Giữ thái độ tốt

Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nếu bạn luôn trong trạng thái chán nản, căng thẳng trong cuộc sống cũng sẽ làm tăng khả năng ung thư tái phát. Bệnh nhân ung thư nên duy trì thái độ tích cực và lạc quan sau khi phẫu thuật, ra ngoài nhiều hơn và giao tiếp với người khác nhiều hơn, điều này có thể cải thiện thể chất và khả năng miễn dịch của họ.

Nói chung, ung thư sau khi phẫu thuật không được xem nhẹ, do điều trị phẫu thuật không triệt để, thói quen sinh hoạt không tốt, khả năng miễn dịch thấp và các nguyên nhân khác nên ung thư vẫn có thể tái phát.

Do đó, bệnh nhân phải chăm sóc cơ thể thật tốt sau phẫu thuật, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, tập thể dục nhiều hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ thái độ tốt, chú ý những điểm trên, có thể tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm thiểu rủi ro của bệnh ung thư tái phát.

T. Linh  
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Không gian sử dụng chung, rộng rãi và thoáng đãng nhưng văn phòng làm việc là nơi chứa nhiều vi khuẩn do hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người sử dụng.

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, tập luyện vào thời gian nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất là điều nhiều người băn khoăn.

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ) - ENDO 2023, thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

(NSMT) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống thành công nữ bệnh nhân vỡ lách độ III, gãy xương sườn do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hoá.

Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa

Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa

Thời tiết nắng nóng, sau một ngày làm việc vất vả nhiều chị em thường có thói quen này khi tắm nhưng lại lạm dụng dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa mà không hề hay biết.

Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?

Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?

Giấc ngủ trưa giúp cơ thể sảng khoái và phục hồi sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa cần hợp lý để mang lại tác dụng tốt nhất.

Bạc Liêu: Phẫu thuật lấy 15 viên sỏi trong bàng quang của người đàn ông 65 tuổi

Bạc Liêu: Phẫu thuật lấy 15 viên sỏi trong bàng quang của người đàn ông 65 tuổi

(NSMT) - Ngày 7/4, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, ThS. BS Lâm Quốc Na cho biết, các bác sĩ chuyên khoa ngoại thận tiết niệu vừa phẫu thuật lấy 15 viên sỏi từ bàng quang của một bệnh nhân 65 tuổi.