Nuôi con

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Thứ ba, 26/03/2024, 11:22 AM

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.

Rình rập, tấn công qua mạng là một vấn đề ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nhiều thanh thiếu niên không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bản thân khi trực tuyến.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, có tới 40% người dùng Facebook trẻ tuổi và 64% người dùng Twitter tuổi teen không kích hoạt cài đặt quyền riêng tư trên mạng xã hội của mình. Cũng trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 59% thanh thiếu niên Hoa Kỳ cho biết họ đã bị bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến.

Cho dù không thể ngăn chặn hoàn toàn việc rình rập qua mạng xảy ra trong cuộc sống của con nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ an toàn trên không gian mạng thông qua một số kỹ năng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giữ tài khoản riêng tư và an toàn

Hãy chắc chắn rằng con bạn đang tận dụng các cài đặt bảo mật. Chẳng hạn, đảm bảo các thông tin cá nhân như số điện thoại, email để lập tài khoản mạng xã hội của con ở chế độ riêng tư.

Cha mẹ cũng có thể nhấn mạnh rằng các bài đăng trực tuyến nên được để ở chế độ “chỉ dành cho bạn bè” để chỉ những người biết chúng mới có thể nhìn thấy.

Ngoài ra, hãy giúp con có thói quen đăng xuất khỏi tài khoản. Cho dù đó là email hay tài khoản Instagram, việc con tập thói quen đăng xuất khỏi những tài khoản này luôn là một ý tưởng hay.

Nếu ai đó tình cờ truy cập vào thiết bị của trẻ và tài khoản vẫn đang hoạt động, họ có thể dễ dàng kiểm soát các tài khoản đó và sử dụng chúng một cách không phù hợp.

Đảm bảo điện thoại và vị trí được an toàn

Phụ huynh cần thường xuyên nhắc con không để điện thoại di động ở nơi không có sự giám sát. Chẳng hạn, chỉ cần rời xa chiếc điện thoại trong phòng ăn trưa trong vài phút sẽ khiến con gặp nguy hiểm. Chỉ mất vài giây để ai đó cài đặt phần mềm gián điệp mà không để lại dấu vết hoặc hack tài khoản mạng xã hội của con.

Trẻ cũng nên học cách đảm bảo cho vị trí hiện tại của mình an toàn. Nói cách khác, hãy khuyến khích con tắt cài đặt định vị trong một số trường hợp.

Con cũng nên hạn chế đăng ký trực tuyến hoặc đăng nơi ở của mình trong thời gian thực. Thay vào đó, hãy yêu cầu con đăng ảnh về những gì con đang làm vào một thời điểm khác bởi những kẻ tấn công mạng có thể sử dụng lịch trực tuyến để biết nơi ở của trẻ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dạy con thói quen an toàn trực tuyến

Hãy đảm bảo rằng đã dạy trẻ an toàn trên không gian mạng để trẻ nhỏ biết ý nghĩa của việc có thói quen an toàn trực tuyến. Nói cách khác, hãy khuyến khích con chỉ chấp nhận lời mời kết bạn từ những người con đã gặp ngoài đời.

Cha mẹ cần dạy trẻ an toàn trên không gian mạng bằng cách nhắc nhở con tiến hành kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên và thay đổi mật khẩu thường xuyên. Ngoài ra, hãy nhấn mạnh rằng mật khẩu phải được giữ kín. Việc thanh thiếu niên chia sẻ mật khẩu của mình với bạn bè, người yêu không phải là điều hiếm gặp.

Mặc dù con có thể hoàn toàn tin tưởng bạn bè của mình, nhưng không có gì đảm bảo rằng thông tin cá nhân của con sẽ được giữ kín, đặc biệt nếu con bất đồng quan điểm với bạn bè hoặc từng trải qua một cuộc chia tay.

Cha mẹ cũng có thể cân nhắc việc sử dụng phần mềm chống các chương trình độc hại trên thiết bị di động. Phần mềm này sẽ giúp bạn phát hiện xem có virus độc hại nào đã được cài đặt trên thiết bị của con hay không.

Làm gì khi con đang bị quấy rối qua mạng?

Nếu phát hiện con đang có những mối quan hệ không rõ ràng trên mạng xã hội và tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng, cha mẹ có thể yêu cầu con dừng giao tiếp để xác thực lại đối phương là ai. Bất kỳ sự tương tác nào với kẻ tấn công qua mạng có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Với những người thường xuyên nhắn tin làm phiền trẻ dù không quen biết, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chặn người này trên mạng xã hội, trên điện thoại và bất cứ nơi nào khác mà chúng đã liên hệ. Yêu cầu con thực hiện mọi bước có thể để giảm thiểu khả năng người này tiếp cận hoặc tương tác với chúng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong trường hợp kẻ tấn công là người đã quen biết trước đó, có hành vi gửi video đe dọa, để lại tin nhắn điện thoại hay tin nhắn trên mạng, cha mẹ nên lưu giữ mọi thứ. Rất có thể sau này bạn sẽ cần tài liệu này làm bằng chứng về bất kỳ tội ác nào mà kẻ đó đã phạm phải. Sau đó, ngay lập tức thông báo cho cảnh sát về những vấn đề mà con trẻ đang gặp phải.

Ngoài ra, hãy khuyến khích con thay đổi tất cả mật khẩu. Bởi vì tấn công mạng đôi khi liên quan đến việc xâm nhập vào tài khoản và hồ sơ cá nhân nên điều quan trọng là con phải bảo mật chúng. Cách tốt nhất để làm điều đó là thay đổi tất cả mật khẩu và thắt chặt cài đặt bảo mật.

Phương Anh (Theo Verywellfamily)  
Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Trước nay nhiều người thường cho rằng chỉ ở các bà mẹ mới bị trầm cảm sau sinh nhưng trên thực tế, ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.