Lão nông người dân tộc Khmer đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng với mô hình nuôi hươu sao
(NSMT) - Vốn là nhà nông, đã từng “lăn lộn” với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, quyết chí làm giàu trên mảnh đất quê hương, lão nông người dân tộc Khmer ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn đầu tư cho mô hình cực kỳ mới ở địa phương, đó là nuôi hươu sao và bước đầu đã thành công.
Trò chuyện cùng tôi, ông Lâm Khên (70 tuổi), xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: Ông xuất thân là nông dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ trồng lúa, trồng màu thì chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng đất thuần nông này, nhất là ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu sẽ khiến cho sản xuất cây lúa, cây màu sẽ gặp khó khăn hơn. Từ đó, ông đã dày công tìm hiểu về các mô hình chăn nuôi cho hiệu quả cao và quyết định đầu tư nuôi hươu sao.
Ông Lâm Khên chia sẻ: "Sau khi tìm được mô hình nuôi hươu sao, tôi tìm hiểu và làm chuồng trại, lên một trại giống ở tỉnh Tiền Giang mua 14 con hươu giống (2 con đực và 12 con cái) về nuôi. Chi phí ban đầu khoảng 1 tỉ đồng. Sau một thời gian nuôi, đã có hươu cái sinh sản. Hiện trong chuồng còn 16 con.
So với các loài vật nuôi khác như trâu, bò, heo, dê, nuôi hươu vốn đầu tư ban đầu cao nhưng nhẹ công chăm sóc, chuồng nuôi không cần phải dọn vệ sinh hằng ngày và cũng không cần làm mùng tránh ruồi, muỗi vì từ khi nuôi hươu, không có ruồi, muỗi như nuôi các loại khác. Thức ăn của hươu chủ yếu là cỏ, các loại lá cây trong vườn, có thêm chuối, bắp, hoặc cám.
Dãy chuồng nuôi hươu tôi làm nhiều chuồng nhỏ, chủ yếu mỗi con một chuồng. Nền chuồng lót trấu và mạt xơ dừa cao khoảng 20cm để hươu không bị đau chân và đảm bảo vệ sinh, thấm hút chất thải hươu thải ra mỗi ngày. Hươu cũng ít bị bệnh, nuôi hươu không cần phải tắm như trâu, bò, cũng không cần dọn chuồng vì có đệm 'sinh học' bằng trấu, mạt xơ dừa. Mỗi năm chỉ cần vài lần dọn hốt bỏ lớp trấu, mạt xơ dừa cũ, thay lớp mới là được, chuồng trại luôn sạch sẽ và không có mùi hôi".
Theo ông Khên, hươu ăn ít hơn trâu, bò, dê nên lượng thức ăn không tốn nhiều. Bình quân, mỗi ngày ông cho hươu ăn 3 bữa, chủ yếu là cỏ, lá cây, chuối, bắp. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn hươu, ông chuyển đổi 2 công đất làm lúa sang trồng cỏ Nhật. Ngoài cỏ, hươu còn ăn được các loại thức ăn khác như: lá mít, lá chuối, rau trai, dây khoai lang, bắp cải... Chi phí nuôi hươu không tốn kém nhiều.
Nói về khâu tiêu thụ sản phẩm, ông Khên cho biết: "Tôi mua giống ở một trại giống trên Tiền Giang và họ cam kết bao tiêu sản phẩm. Hươu đến kỳ cắt nhung, báo cho họ biết là họ mua, mình cắt xong cho vào thùng bảo quản gửi về cho họ, họ chuyển tiền cho mình đầy đủ. Nếu có hươu con muốn bán, họ cũng mua cho mình, hay hươu già không thể sinh sản hay cho nhung, muốn bạn họ cũng mua. Vì thế, chúng tôi rất yên tâm, không sợ ế sản phẩm".
Bà Sơn Thị Nê (64 tuổi, vợ ông Khên) cho biết thêm: "Sau một thời gian nuôi, hai con hươu đực đã cho nhung. Đến ngày cắt nhung, trại cung cấp con giống hướng dẫn chúng tôi cắt rồi họ thu mua lại. Với hai cặp nhung đó, chúng tôi bán giá 15 triệu đồng/kg, tổng cộng được khoảng 25 triệu đồng. Còn hươu cái đã đẻ hươu con, vậy là yên tâm với mô hình này. Bây giờ, việc chăm sóc đàn hươu do hai vợ chồng chúng tôi đảm nhiệm vì không khó khăn gì cả. Nuôi hươu vừa tiết kiệm công chăm sóc, vừa giảm thiểu chi phí nhờ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ và một số phụ phẩm nông nghiệp, ít gặp rủi ro về dịch bệnh".
Nói về tương lai của nuôi hươu, ông Khên cho biết: Trước mắt ông sẽ tập trung nuôi hươu sinh sản để nhân rộng đàn hươu cho gia đình. Hiện nay ông đã chuẩn bị thêm đất để mở rộng chuồng trại. Với hươu đực thì lấy nhung bán, còn hươu cái sinh sản sẽ cho gia đình ông nguồn thu nhập từ việc bán hươu giống. Hiện nay, hươu đực có giá từ 30 - 35 triệu đồng/con, còn hươu cái từ 20 - 25 triệu đồng/con.
Nhận xét về mô hình nuôi hươu sao của gia đình ông Lâm Khên, bà Châu Thị Muỗi, Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: "Đây là mô hình mới ở địa phương, hiện chỉ mới có gia đình ông Lâm Khên nuôi nhưng đã mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi, giúp đa dạng hóa vật nuôi tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy là mô hình mới, nhưng bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, do không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên người chăn nuôi vẫn có thể thực hiện được nhiều mô hình kinh tế cùng một lúc.
Địa phương rất ủng hộ và sắp tới sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình theo điều kiện thực tế của địa phương, tạo điều kiện để bà con có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi và liên kết đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển đàn hươu, tăng thu nhập cho bà con".
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, đánh giá: "Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung của gia đình ông Lâm Khên là mô hình khá mới tại địa phương. Xét về hiệu quả lâu dài thì việc nuôi hươu lấy nhung đem lại nguồn thu nhập khá tốt tại hộ.
Qua khảo sát đánh giá bước đầu, chúng tôi thấy mô hình này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, đàn hươu phát triển rất tốt. Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc sở hỗ trợ về kỹ thuật, thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của đàn hươu nuôi tại hộ để kịp thời có những hỗ trợ cần thiết".
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
(NSMT) – Chiều 18/1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định của Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Trần Tiến Dũng làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020-2025.
Cà Mau tổ chức Họp mặt báo chí mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Chiều 17/1, trong khí khí hân hoan đón chào xuân mới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp mặt báo chí mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ông Nguyễn Hồ Hải làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
(NSMT) – Ngày 18/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Bộ Chính trị công bố quyết định ông Nguyễn Hồ Hải được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau thay ông Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 cho Giám đốc Sở LĐTBXH TP Cần Thơ
Ngày 17/01, tại Hội trường Trường Cao đẳng Tây Đô đã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024. Sự kiện do Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ tổ chức với sự có mặt của đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và địa phương có liên quan. Ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Cần Thơ bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại huyện Thới Lai
(NSMT) - Ban chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát TP. Cần Thơ vừa tổ chức bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, người có công với cách mạng của huyện Thới Lai. Theo đó, mỗi căn nhà trị giá 60 triệu đồng, tổng số tiền là 1,8 tỷ đồng, từ nguồn xã hội hóa Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của TP. Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Hiếu làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(NSMT) - Chiều 17/1, ông Lê Minh Hưng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ
(NSMT) – Chiều 17/1, tại Văn phòng Thành ủy Cần Thơ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định điều động, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025.