Cơ hội du lịch

Đề xuất sản phẩm du lịch lễ hội văn hoá sông nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Thứ tư, 05/06/2024, 08:32 AM

Xây dựng sản phẩm lễ hội văn hóa sông nước là một hướng đi khai thác tiềm năng văn hóa đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng. Trên sông Maspero có thể xây dựng sản phẩm Lễ hội Sông Trăng hàng năm. Giai đoạn 2026-2030 sẽ liên tiếp tổ chức 5 lễ hội, mỗi năm có một chủ đề riêng để giới thiệu về tiềm năng, sản phẩm du lịch và các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa. Mỗi lễ hội sẽ có nhiều tiểu đề tích hợp các tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nhất định, vừa mang tính truyền thông, vừa kích cầu du lịch Sóc Trăng.

Đó là đề xuất của Tiến sĩ Lê Cao Thanh, Viện Trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Trường Đại học Công thương TP.HCM, ông cho rằng "TP.Sóc Trăng có dòng sông Maspero (tên khác là Sông Trăng) nên rất cần xây dựng sản phẩm du lịch mang tên “Lễ hội Sông Trăng”. Mục đích của lễ hội này là truyền thông, quảng bá hình ảnh con người và tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch của tỉnh. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm, phong tục đi chùa cầu may của người dân Việt và Hoa cũng là dịp quảng bá về hệ thống chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng".

Đồng thời, tạo sân chơi cho cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh. Khơi dậy niềm tự hào Sóc Trăng, tăng thêm tình đoàn kết giữa các cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bên cạnh đó, động viên tinh thần các cộng đồng hăng hái sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống, đóng góp xây dựng quê hương, kích cầu du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước. Thời gian tổ chức Lễ hội là vào đêm rằm Nguyên Tiêu (đêm 15 tháng giêng âm lịch). Đây là rằm đầu tiên trong năm, là ngày có nhiều hoạt động văn hóa và tâm linh theo truyền thống của người Việt Nam, nên có thể thu hút được đông đảo khách du lịch. Lễ hội đầu năm sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân là: Du xuân – cúng phật – vui chơi.

Theo Tiến sĩ Lê Cao Thanh, từ nay đến năm 2030 cần có 5 Lễ hội Sông Trăng với nhiều chủ đề khác nhau. Lễ hội đầu tiên có chủ đề “Dòng chảy đến vô cùng” sẽ giới thiệu truyền thống xây dựng quê hương Sóc Trăng với lịch sử lâu dài gắn bó với các dòng sông, trong đó có sông Maspéro. Đây là sự khởi đầu cần thiết cho chuỗi lễ hội sẽ còn liên tục tổ chức hàng năm.

z5505603631230_5a62b8ec8db4a4d9f9fc9641cdc2749b

Lễ hội đầu tiên với chủ đề “Dòng chảy đến vô cùng”

Tiểu đề thứ nhất

Trong lễ hội lần thứ nhất, chọn 3 Tiểu đề thể hiện, gồm: Tiểu đề thứ nhất là “Dòng sông ánh sáng”. Ý nghĩa của ánh sáng là thiêng liêng, là soi rọi đất trời. Ánh sáng là khởi nguồn của sự sống, xua tan u tối, mở ra một cuộc sống mới trên ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng. Nội dung chuyển tải cho tiểu đề này gồm các tiết mục: Lễ rước cờ và thả hoa đăng trên sông với 3 đội tàu trang trí và sắc phục văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa thả đèn nước và rước cờ, trong tiếng nhạc truyền thống (lần lượt) của 3 dân tộc.

Tiểu đề thứ hai

Tiểu đề thứ hai là “Dòng sông nghĩa tình” nói lên tình nghĩa của dòng sông gắn bó bao đời, cùng với ánh sáng vũ trụ đã khởi nguồn sự sống ở mảnh đất Sóc Trăng, nuôi dưỡng mảnh đất và con người Sóc Trăng với những sản vật thiên nhiên, những cánh đồng tươi tốt.

Tiểu đề này được thể hiện qua các tiết mục, như: Phục dựng nghề trồng lúa từ xa xưa, đến khi thành lúa ST nổi tiếng thế giới (qua đây, giới thiệu cây lúa Sóc Trăng đặc biệt của Việt Nam và thế giới) với sự góp sức của dòng sông và bao công sức trí tuệ của người Sóc Trăng.

Tiết mục này sẽ được dàn dựng công phu bằng kỹ thuật ánh sáng lazer (hoặc nếu đầu tư đủ có thể dùng công nghệ Drone), làm nổi bật sự khác biệt của Sóc Trăng so với các vùng đất ĐBSCL khác; Phục dựng nghề đánh bắt thủy sản, từ những công cụ thô sơ, đến những công cụ hiện đại ngày nay. Trong quá trình đó, dòng sông gắn liền với đời sống con người Sóc Trăng, cung cấp sản phẩm cho Sóc Trăng; Trình diễn cách làm những món ẩm thực nổi tiếng của Sóc Trăng (có nguyên liệu sản vật của dòng sông) và những cuộc vui ẩm thực bên dòng sông, dưới ánh trăng quê hiền hòa. Qua tiết mục này, giới thiệu được văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng gắn với tài nguyên sông nước. Bố cục món ăn có thể chọn là: những đặc sản chung cho ĐBSCL, những món độc đáo của Sóc Trăng như: Tôm một gió, tôm giòn, cá thòi lòi nướng muối ớt, cá bống sao kho tiêu,…

Tiểu đề thứ ba

Tiểu đề thứ ba mang tên “Dòng sông bất tận”. Dòng sông chảy từ hồng hoang, chảy ngàn đời và mãi mãi, tạo nên mảnh đất Sóc Trăng tươi đẹp. Dòng sông trường tồn nuôi dưỡng mãi sự sinh sôi, phát triển, nuôi dưỡng những tâm hồn và mạch nguồn văn hóa bất diệt. Trong lễ hội đầu tiên nên chọn truyền tải những yếu tố nguồn cội văn hóa, đó là ý niệm, là niềm tin, từ mộc mạc xa xưa là niềm tin vào Đức Phật ẩm chứa trong mỗi con người nơi đây. Chuyển tải tiểu đề này vừa có tính căn cơ, vừa là chủ ý giới thiệu hệ thống chùa chiền đa dạng, độc đáo với nhiều ngôi chùa được công nhận là di sản văn hóa Việt Nam.

“Cả 3 tiểu đề của lễ hội được dàn dựng với sự hỗ trợ của công nghệ ánh sáng lazer, hoặc Drone, sân khấu nước hiện đại, tạo sự hư ảo, cuốn hút. Những tích cũ, chuyện xưa mang đến cho công chúng một đêm huyền ảo, tạo dấu ấn đậm nét và lắng đọng. Đó là cách Lễ hội Sông Trăng đi vào tiềm thức du khách là cách hay nhất để kích thích người đến sẽ quay trở lại”, Tiến sĩ Lê Cao Thanh cho biết thêm.

Lễ hội Sông Trăng lần thứ hai có chủ đề “Dòng sông nhiệm màu” giới thiệu những sự đổi thay của mảnh đất Sóc Trăng, những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của chính quyền và nhân dân trong tỉnh (dùng sự tương phản trên không gian thực tế ảo để so sánh giữa xưa – và nay). Thông qua phục dựng thời khai thiên lập địa với tích xưa (yếu tố hư ảo) và những hình ảnh hiện thực để tạo chiều sâu trong tâm trí du khách về một sự đổi thay kỳ diệu dưới bàn tay khối óc con người Sóc Trăng.

z5505604544753_74549d6d5daa7187ea94c2bee85c114e

Lễ hội lần 2 với chủ đề “Tích cũ chuyện xưa”

Trong lễ hội lần 2, có các Tiểu đề “Tích cũ chuyện xưa” phục dựng những truyền thuyết, những câu chuyện xưa gắn với tổ tiên dân tộc Việt với dòng sông Hậu. “Còn mãi với dòng sông” biểu diễn nghệ thuật truyền thống và Biểu diễn nghệ thuật đương đại. Nghệ thuật truyền thống của 3 dân tộc.

Lễ hội lần 3 với chủ đề “Xôn xao bến nước”

Lễ hội Sông Trăng lần thứ ba mang chủ đề “Xôn xao bến nước” giới thiệu các hoạt động văn hóa quần chúng, phản ánh cuộc sông vui tươi hân hoan đầu năm mới: đua truyền thống, các trò chơi dân gian, các môn thể thao hiện đại, kết hợp với biểu diễn nghệ thuật sân khấu nước. Chủ đề này có đề cập đua Ghe Ngo (nhưng chỉ là giới thiệu khái quát trong tổng hòa các môn dưới nước).

Trong lễ hội lần thứ ba, có các Tiểu đề “Sông Maspero mùa xuân về” với các tiết mục: Diễu hành từ 2 đầu khúc sông lễ hội, 2 đoàn diễu hành tiếng vào lễ đài. Mỗi đoàn đề gồm 3 tàu thuyền trang trí theo văn hóa truyền thống của 3 dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) chở vận động viên nước và các thiếu nữ tiến vào lễ đài. Chào Maspero đoàn diễu hành biểu diễn các tiết mục nhẹ nhàng trên huyền để chào mừng khán giả. Tiểu đề thứ hai “Xôn xao bến nước” có các tiết mục “Anh tài thử sức” tổ chức thi múa Lân sư rồng trên sân khấu, Đua Ghe ngo, chèo thuyền Kayak, Mô tô nước Jetski, Lướt phao chuối, biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Dòng sông ngân vang”, Biểu diễn ca nhạc sân khấu trên sông...

z5505604091770_046990ac8c8f0b8ee2b1a9404c6d76bf

Lễ hội lần 4 với chủ đề “Dòng sông kỷ niệm”

Lễ hội Sông Trăng lần thứ tư có chủ đề “Dòng sông kỷ niệm”, giới thiệu về một thời xa xưa của Sóc Trăng với nét văn hóa bình dị (làm không gian so sánh để cảm nhận hiện thực vui tươi hạnh phúc ngày nay). Các tiết mục trong lễ hội sẽ chạm vào vùng tâm tư sâu lắng của mỗi khách tham dự: dư âm xưa, kỷ niệm hôm nào), sẽ lắng đọng khi khách tạm biệt Sóc Trăng. Đó là tiền đề thôi thúc du khách quay trở lại.

Trong lễ hội lần 4, chọn Tiểu đề “Làng tôi soi bóng dòng sông” với các nội dung: Diễu hành – chào mừng: Ba đội tàu thuyền trang trí dân dã theo phong cách nông dân mộc mạc, trang phục truyền thống đi diễu hành. Xây dựng các tiểu cảnh phục dựng cuộc sống lao động truyền thống xưa với tình quên chân chất. “Bến xưa” gợi nhớ đến những hình ảnh bình dị bên sông ngày xưa như bến nước, con đò, chợ quê, những món ăn đậm đà vùng sông nước, kiếp thương hồ, cảnh những con đò đưa tiễn người ra đi đánh giặc. “Người về với sông quê” trình diễn hình ảnh du khách xưa (và trao 100 phần quà tặng cho những du khách đã từng đến và nay trở lại); tổ chức cuộc thi văn nghệ cho khách du lịch và chương trình ca nhạc tiễn khách.

Lễ hội lần 5 với chủ đề “Bản hùng ca trên sông”

Lễ hội Sông trăng lần thứ năm (2030) được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4 - 01/5/2030), với chủ đề “Bản hùng ca trên sông” được tổ chức 2 đêm với chương trình chính gồm “Lễ hội sông nước” và “Lễ hội ẩm thực Sóc Trăng”.

Chương trình chính buổi lễ hội đêm thứ nhất có Tiểu đề “Giải phóng” gồm những nội dung như sau: Phim tư liệu ngắn kết hợp với xây dựng tiểu cảnh (dàn dựng 3D) mô tả cảnh làng mạc bị chiến tranh tàn phá – đau thương; Phim tư liệu ngắn kết hợp với xây dựng tiểu cảnh (dàn dựng 3D) mô tả cảnh người dân Sóc Trăng kháng chiến; Truyền thuyết những người anh hùng Sóc Trăng (xây dựng tiểu cảnh đón đoàn những người anh hùng về từ Côn Đảo); Truyền thuyết về những anh hùng của Sóc Trăng thời kháng Pháo và chống Mỹ; Phục dựng khu chiến khu thành ủy (Mỹ Tú); Phục dựng ngày giải phóng Sóc Trăng mùa xuân 1975 và biểu diẽn nghệ thuật đặc sắc 3 dân tộc.

z5505605616354_be78749fa9a77b9ff7f36c4c8a8964b4

Đêm thứ hai có Tiểu đề “Hội vui toàn thắng” gồm diễu hành, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật 3 dân tộc, hát mừng chiến thắng và hẹn mùa lễ hội năm sau. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động song hành như Tổ chức lễ hội ẩm thực MeKong tại Khu đô thị 5A với thành phần tham dự đến từ 13 tỉnh ĐBSCL, các đoàn ẩm thực Lào, Thái Lan, Campuchia. Những năm sau có thể mời thêm các đoàn ẩm thực đến từ Myanmar. Thiết kế không gian riêng cho các đoàn. Riêng Sóc Trăng sẽ có không gian riêng cho từng địa bàn huyện/thị. Đoàn Sóc Trăng (mỗi huyện/ thị) chỉ mang đến những món đặc sản Sóc Trăng, khác biệt với 12 địa phương ĐBSCL.

Tổ chức tour “Hành hương về sứ Phật” với các địa chỉ như Chùa Som Rong; Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu); Chùa Dơi (Chùa Mã Tộc); Chùa Kh'leang; Chùa Ông Bổn (Hòa An Hội Quán); Chùa Phật học; Trúc Lâm Thiền Viện. Bên cạnh đó, có thể tổ chức tour du lịch ẩm thực biểu diễn nghệ thuật trên sông (sông Cầu Quay, sông Maspero, sông Đinh). Tổ chức các đoàn Famtrip thăm quan những điểm du lịch đã khá hoàn chỉnh của tỉnh: Làng nghề Châu Thành, Cồn Mỹ Phước. Những năm sau có thể nối dài hành trình Famtrip khi có thêm sản phẩm mới.

z5505617819937_67e718c6160d1571ba537186a4765193

Tiến sĩ Lê Cao Thanh chia sẻ: "Hiện tại, những lễ hội vừa qua của Sóc Trăng cho thấy những mặt còn hạn chế của công tác truyền thông lễ hội. Để tiến lên chuyên nghiệp hóa tổ chức lễ hội, cần khắc phục điểm yếu lớn này.

Các giải pháp cụ thể như thiết kế thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng chính của lễ hội. Chọn công cụ truyền thông là những công cụ hiện đại (mạng xã hội và Digital Marketing) và tổ chức Chiến dịch truyền thông đến với du khách".

Cao Xuân Lương   
Vĩnh Long tìm giải pháp phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng

Vĩnh Long tìm giải pháp phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng

(NSMT) – Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long vừa phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Công ty Tân Hiệp Phát II tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Vĩnh Long”.

“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

(NSMT) - Tối 28/6, Ủy ban nhân dân TP. Ngã Bảy đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư TP. Ngã Bảy năm 2024 với chủ đề “Những dòng sông nhớ”. Ngày hội diễn ra trong 2 ngày 28 – 29/6 tại khuôn viên bờ hồ Ngã Bảy (khu vực VI, phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy).

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

(NSMT) - Chiều 7/6, tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ long trọng tổ chức khai mạc Ngày hội Vườn trái cây Tân Lộc năm 2024. Ngày hội diễn ra từ ngày 7/6 - 10/6/2024 (nhằm ngày 2/5 đến 05/5 âm lịch) với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.

Caravan Farmtrip: Hành trình khám phá và phát triển du lịch Cần Thơ – Hậu Giang

Caravan Farmtrip: Hành trình khám phá và phát triển du lịch Cần Thơ – Hậu Giang

(NSMT) - Trong 3 ngày 29 - 31/3, Công ty TNHH Travel và Caravan, Công ty Cổ phần Nam Quốc Group phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ và Du lịch Khang Anh, Công ty Du lịch Thám hiểm và Sự kiện Đồng bằng Mekong tổ chức “Caravan Farmtrip” – một chương trình nhằm khảo sát và phát triển du lịch bền vững tại khu vực ĐBSCL.

Trà Vinh có thêm 2 điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long

Trà Vinh có thêm 2 điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Nằm trong khuôn khổ Hội thảo “Xây dựng, phát triển tour - tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trao quyết định công nhận tỉnh Trà Vinh có 2 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL gồm Điểm du lịch sinh thái dựa vào Cộng đồng Cồn Hô; Bảo tàng văn hóa Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.

Về 9 cửa sông

Về 9 cửa sông

Mekong chảy qua lãnh thổ 6 nước, trong đó có Việt Nam. Khi vào địa phận nước ta, sông có tên gọi Cửu Long, phân 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Ðại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Ðịnh An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Ðề. Hành trình du ngoạn tìm về 9 cửa sông là trải nghiệm đầy ấn tượng.