Ẩm thực

Phát huy tiềm năng văn hoá lễ hội, du lịch ở Sóc Trăng

Thứ tư, 29/05/2024, 15:12 PM

(NSMT) - Từ nhiều năm qua, Sóc Trăng đã hình thành các lễ hội truyền thống như Festival Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo, Lễ Hội Nghinh Ông (Trần Đề), Lễ hội cúng Phước biển (Vĩnh Châu). Các lễ hội này thường được kết hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân tộc truyền thống của 3 dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa), các trò chơi dân gian sông nước.

Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

Đến với Sóc Trăng, không thể không nhắc đến Lễ hội Oóc Om Bóc - đua Ghe Ngo hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer. Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm.
Năm 2005, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo được tổ chức Guinness trao quyết định và bằng công nhận Sóc Trăng là tỉnh có số lượng ghe và vận động viên tham gia đông nhất Việt Nam. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng công nhận Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể để bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, vừa giáo dục giới trẻ về lối sống tích cực của người Khmer, và được tổ chức thành festival truyền thống tại ĐBSCL.
Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. Các hoạt động của lễ hội nhằm đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng, thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, hiện sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, ẩm thực, mua sắm trên địa bàn TP. Sóc Trăng còn những điểm chưa hoàn thiện, đặc biệt là các lễ hội chưa được tổ chức gắn với các hoạt động kinh doanh nên doanh thu du lịch thấp; lễ hội còn tổ chức có tính định kỳ hàng năm, chưa nhân rộng thành các sự kiện thường xuyên nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch; chưa khai thác được tiềm năng đa dạng về nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian trên địa bàn; chưa tích hợp được các điểm đến văn hóa khác; chưa khai thác được thế mạnh hàng hóa sản phẩm của tỉnh. Nhiều điểm đến chưa hoàn thiện về CSHT dịch vụ,….

Chính vì vậy, doanh thu du lịch từ sản phẩm này rất khiêm tốn và nếu so với đầu tư công sức và ngân sách thì mô hình lễ hội này còn nhiều vấn đề cần phát triển và hoàn thiện.

Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa lớn, đáng kể các chùa Quan Âm Linh Ứng, chùa Dơi, chùa Kh’Leng; chùa Đất Sét, Thiền Viện Trúc Lâm. Rất nhiều du khách đến TP. Sóc Trăng để ngắm cảnh và chiêm bái. Các tour du lịch tâm linh còn được kết nối với chùa Chén Kiểu, Phước Lâm Cổ Tự; chùa Luông Bassac Bãi Xàu, chùa Thiên Hậu Quảng Châu, chùa Thiên Hậu Triều Châu, chùa Ông Bổn, chùa Xén Cón (trên địa bàn Huyện Mỹ Xuyên), chùa Bốn Mặt (huyện Châu Thành),… Hệ thống chùa chiền thu hút khá đông du lịch đến ngắm cảnh và thể hiện tâm linh. Hạn chế của sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại TP Sóc Trăng là nhìn chung các điểm đến chưa hoàn thiện về cơ sở hạ tầng (bãi giữ xe, nhà vệ sinh, dịch vụ kinh doanh sản phẩm cúng lễ, ...). Sự kết nối tour tuyến chưa rộng. Chính vì vậy, doanh thu du lịch còn rất khiêm tốn.

Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhất là loại hình du lịch tâm linh - tín ngưỡng gắn với văn hóa lễ hội.

Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhất là loại hình du lịch tâm linh - tín ngưỡng gắn với văn hóa lễ hội.

Trên địa bàn trung tâm Thị xã Ngã Năm có 5 dòng sông giao nhau. Tại điểm giao, từ gần 100 năm qua đã là nơi tụ tập buôn bán của cư dân ĐBSCL, tạo thành một chợi nổi độc đáo. Đây là một chợ nổi còn giữ lại được nhiều nét văn hóa giao thương sông nước mang truyền thống xưa của người Tây Nam bộ, với nông sản đặc trưng địa phương. Du khách đến đây được thưởng ngoạn cảnh quan trác tuyệt của 5 nhánh sông dần hiện lên khi bình minh với sự tấp nập thuyền ghe, tiếng cười, giọng nói, câu hò.

Chợ nổi mang lại sự cảm nhận về đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn và các món ẩm thực đặc sản địa phương, văn hóa sông nước miệt vườn và thiên nhiên hoang dã, có cơ hội mua sắm đặc sản địa phương (trà mãng cầu, mắm cá lóc,…). Nhiều du khách đến để cảm nhận sâu sắc về những con người hồn hậu, chân tình, mộc mạc trong từng lời nói cử chỉ, trang phục; với những công cụ truyền thống khi họp chợ trên sông; với những dịch vụ ẩm thực phong phú đa dạng trên các ghe thuyền. Bổ sung cho chợ nổi là các mô hình du lịch sinh thái, cánh đồng mẫu lớn, Vườn Cò Tân Long, làng nghề sản xuất trà mãng cầu, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái tại phường 1 và xã Vĩnh Quới.

Tuy nhiên, Chợ nổi Ngã Năm đang dần bị mai một, nhất là từ sau đại dịch Covid-19, nhiều cư dân thương hồ đã bỏ sông lên bờ. Bên cạnh đó, môi trường Chợ Nổi đang xuống cấp, Chợ nổi chưa kết nối được với các làng nghề và các mô hình sinh thái miệt vườn; dịch vụ chưa phát triển, đặc biệt thiếu cơ sở lưu trú.

Trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú) có Khu Di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng mang giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc (nơi tưởng niệm ghi công hơn 14.000 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).

Tại đây trưng bày với 400 hình ảnh, hiện vật của quân và dân tỉnh Sóc Trăng. Diện tích Khu căn cứ là 281 ha, gồm hệ thống kiến trúc xây dựng và rừng tràm bao quanh. Tài nguyên sinh thái rừng tràm rộng 2708 ha, thuộc phân trường Mỹ Phước trên địa phận xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Nơi đây các loại động thực vật đặc trưng của hệ sinh thái phèn. Điểm du lịch này thường đón các đoàn khách du lịch là học sinh, sinh viên, cán bộ công chức của tỉnh đến thăm tìm về lịch sử hào hùng của mảnh đất Sóc Trăng bình dị mà trung dũng kiên cường trong chống giặc. Một số hoạt động tham quan trên các kênh rạch cũng được tổ chức để ngắm vẻ hoang sơ của vùng sinh thái phèn, với dừa nước, tràm mênh mông. Tuy nhiên sản phẩm này chưa phát triển đa dạng dịch vụ, nên hiệu quả thu hút khách còn thấp, nhất là khách du lịch ngoại tỉnh, hiệu quả kinh tế chưa đáng kể.

Empty
Toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 200 ngôi chùa, miếu của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 200 ngôi chùa, miếu của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Tại ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) có ngôi nhà cổ Tháp Mai Huyên. Đây là một cụm công trình kiến trúc đặc sắc mang nét đặc trưng của Phật giáo Khmer do ông Mai Huyên xây dựng. Bên cạnh đó còn có 02 chùa Khmer trên tuyến đường ĐT930 kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam tông, là địa điểm diễn ra những hoạt động văn hóa, cộng đồng của đồng bào Khmer.

Trong vùng có 03 tuyến kênh lớn giao nhau có thể du lịch bằng thuyền nhỏ qua các cánh đồng lúa, các ngôi chùa, hoặc đi về thành phố Sóc Trăng. Nơi đây đã bước manh nha mô hình du lịch cộng đồng kết hợp tham quan phong cảnh và thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian Khmer, tham quan làng nghề truyền thống làm hoa bằng đất sét, thưởng thức bánh cống Đại Tâm. Du khách được đưa đi tham quan trên thuyền để trải nghiệm văn hóa sông nước cùng cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng địa phương. Buổi tối có thể giao lưu văn hóa, nghệ thuật với cộng đồng cư dân Khmer. Đây là kết quả của đề án phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh, rất tiếc đến nay vẫn chỉ là bước đầu, chưa thu hút được nhiều khách du lịch.

Trên cồn Phong Nẫm (huyện Kế Sách) cách trung tâm thành phố Cần Thơ 18 km cũng đã bước đầu hình thành mô hình du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác hệ sinh thái sông nước miệt vườn. Nói đây có các khu vườn cây ăn trái đa dạng chủng loại; hệ thống kênh rạch tạo điều kiện phát triển nhiều hoạt động trải nghiệm cho du khách. Du khách đến đây được ngắm cảnh quan thiên nhiên sông nước và cảnh quan nông nghiệp. Tuy nhiên, điểm du lịch này vẫn chưa hoàn thiện mô hình sản phẩm đặc trưng, cần có chính sách và sự hỗ trợ người dân nghiên cứu chọn lọc và phát triển các loại cây trái khác biệt với các địa phương để tạo sự hấp dẫn.

Trên địa bàn xã Phú Tân và Phú Tâm (huyện Châu Thành) có tài nguyên nhân văn đặc sắc của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, đặc biệt là chùa Bốn Mặt, chùa Chăm Pa, các lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian. Nơi đây còn nổi tiếng với nghề làm bánh truyền thống (bánh pía Vũng Thơm; bánh quai vạc, bánh ba góc, bánh pate, làm cốm dẹp, vẽ tranh kiếng, đan lát,...) và cảnh quan đồng quê, cây trái xanh tốt. Đã có khá nhiều khách du lịch đến đây (chủ yếu là các đoàn khách của tỉnh, các đoàn Famtrip). Mô hình này vẫn chưa có tên trên bản đồ tour - tuyến du lịch ĐBSCL. Để xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh, huyện Châu Thành đang chuẩn bị triển khai đề án tư vấn xây dựng mô hình hình du lịch văn hóa cộng đồng với sự tham gia của cả 3 cộng đồng Kinh, Khmer, Hoa trên nền tảng các lễ hội và làng nghề.

Đối với sản phẩm du lịch sinh thái, Sóc Trăng có biển Mỏ Ó thuộc xã Trung Bình (huyện Trần Đề) nằm sát biển Đông và cửa sông Mỹ Thanh, có bãi biển hoang sơ dài 12 km, không gian thoáng đãng. Bãi biển được che chắn bởi rừng bần, có hệ sinh thái khá đa dạng, đa phần còn nguyên sinh, với nhiều loại hải sản, trong đó có nhiều loại hải sản đặc sản như bống sao, thòi lòi, cua biển,... Nơi đây đã bước đầu hình thành sản phẩm du lịch sinh thái biển với một số dịch vụ ẩm thực kết nối tour - tuyến với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa. Du khách bị hấp dẫn bởi được trải nghiệm nghề bắt thòi lòi, bống sao, câu cua trong rừng bần, đạp mong trên bãi biển. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được hỗ trợ bởi du lịch văn hóa khám phá đặc trưng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa được kết hợp hài hòa, tự nhiên trong đời sống cư dân trên địa bàn và du lịch đến các điểm chùa Khmer, di tích cấp tỉnh (chùa Tầm Vu, Bia chứng tích chiến tranh Liêu Tú, Đình thần Thạnh Thới An,…). Ngoài ra, dịp Lễ hội Nghinh Ông, du lịch sinh thái ở đây thu hút khá nhiều khách du lịch. Tuy Khu du lịch Mỏ Ó đã được quy hoạch nhưng triển khai chậm chạp do chưa thu hút được đầu tư. Sản phẩm du lịch sinh thái Mỏ Ó vẫn ở dạng manh nha.

Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.

Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.

Trên địa bàn xã An Thạnh Nam (Cù Lao Dung) là cửa sông Hậu, có hệ sinh thái biển, với rừng bần trải dài trên diện tích trên 1.700 ha. Đây là một trong những rừng bần lớn nhất ĐBSCL, hệ sinh thái nguyên sinh, với nhiều loại thủy sản đặc trưng, với nhiều động vật hoang dã, đáng kể là khỉ, dơi, cò. An Thạnh Nam có khí hậu ôn hòa, mát mẻ; không khí luôn trong lành, không bị ô nhiễm bởi khói bụi. Nơi đây đã đón nhiều khách du lịch đến tham qua, đặc biệt là tham quan Đảo Khỉ (là điểm nhấn quan trọng của vùng sinh thái với loài khỉ đuôi dài đã cư ngụ từ lâu). Cảnh quan sông nước hữu tình với kênh rạch chằng chịt. Du lịch đến đây thường kết hợp thăm các vườn cây ăn trái tập trung tại Bắc Cù Lao Dung và cảnh quan nông nghiệp với các cánh đồng mía bạt ngàn; thăm Đền thờ Hồ Chủ Tịch - di tích lịch sử cấp quốc gia. Trên địa bàn có mô hình Farmstay Sân Tiên của ông Trần Quang Cần được đầu tư khá công phu, là nơi du lịch thường đến nghỉ chân dùng ẩm thực và trải nghiệm câu cua, đua thuyền.

Tuy nhiên, sản phẩm này cũng còn manh nha, chưa có sức thu hút bởi giao thông khó khăn, chưa đầu tư những công trình điểm nhấn và chưa phát triển được các dịch vụ bổ sung (ẩm thực trên sông, các trò chơi dân gian, trải nghiệm nghề truyền thống,…).

Trên địa bàn xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) có bãi cát mịn chạy dài gần 20km và những cánh rừng ngập mặn với vẻ nguyên sơ, là nơi cư ngụ của nhiều loại thủy sản. Nơi đây được quy hoạch dự án Khu du lịch Hồ bể là một dự án lớn với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng như khu du lịch Mỏ Ó, dự án chưa thu hút được đầu tư. Trên địa bàn mới hình thành một vài điểm dịch vụ nhỏ lẻ để đón khách tham quan đi về trong ngày.

Trên địa bàn Cồn Mỹ Phước (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách) có tài nguyên sông nước, và những khu vườn cây trái bạt ngàn, trái cây đa dạng, hương vị đặc trưng, có giá trị ẩm thực (như bưởi Kế Thành, xoài, nhãn có nguồn giống An Lạc Tây; vú sữa tím có nguồn từ Trinh Phú, nhãn tím có nguồn từ Phong Nẫm, …); trung tâm là vườn cây trái của HTX Nông nghiệp Du lịch. Trên nền tảng cảnh quan sông nước hữu tình và cây trái đặc trưng của Sóc Trăng, tỉnh xây dựng mô hình sản phẩm Lễ hội sông nước miệt vườn. Nơi đây đã thu hút khá nhiều du khách, đặc biệt là mùa lễ hội. Đến đây, nhiều du khách còn bị thu hút bởi việc trải nhiệm các nghề truyền thống sông nước (thả lưới, đặt lờ, hái bần, thụt cá bống sao, mò chem chép; dỡ chà bắt cá, làm bánh dân gian,…).

Bên cạnh du lịch vườn trái còn có các hoạt động văn hóa văn nghệ (đờn ca tài tử, các điệu múa dân gian, Khmer…); các món ăn đặc sản (như: cá ngát, cá bông lau nấu canh chua bần, cá bống sao chiên giòn, cá phèn nướng muối ớt, gỏi gà ác, gỏi bông bần, lịch um rau ngổ, ốc kho xã ớt…). Tuy nhiên, sản phẩm này hiện chưa có sức hút mạnh bởi giao thông cách trở, đường giao thông đến phà và giao thông trên cù lao chật hẹp. Trên Cồn Mỹ Phước chưa phát triển đủ hệ thống lưu trú nhiều cấp độ (thích ứng các phân khúc khách hàng); dịch vụ thương mại và dịch vụ vận chuyển hành khách trên cù lao chưa đáp ứng nhu cầu. Ngoài lễ hội trái cây, các thời điểm khác chưa thu hút du khách còn bởi sự cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm tương tự trên địa bàn Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ (mà Cồn Mỹ Phước ở thế yếu hơn do nằm xa thị trường Đông Nam bộ và cuối tuyến du lịch).

Địa bàn xã An Thạnh I và An Thạnh Tây (Cù Lao Dung) là vùng sông nước miệt vườn đất phù sa màu mỡ, sông rạch chằng chịt, với những vườn cây trái đa dạng, hương vị đặc trưng, có giá trị ẩm thực và kinh tế. Nơi đây đã quảng bá thu hút khách đến tham quan các khu vườn nhãn, bưởi, cam, quýt nối tiếp nhau. Bên cạnh đó, còn có Vườn nhãn của HTX Nông nghiệp Thông minh (xã Đại Ân 1) trồng nhãn Ido. Đến đây, du khách được trải nghiệm cuộc sống thanh bình xứ vườn trái sông nước miệt vườn, trải nghiệm đời sống bình dị của người nông dân cù lao và các nghề đánh bắt thủy sản truyền thống gắn với thời kỳ lịch sử khai hoang ĐBSCL (câu cá, bắt thòi lòi,…). Trên địa bàn, người dân cũng đang khác biệt hóa vườn trái cây bằng các giống lạ, giống hiếm, giống mới (như đu đủ đỏ, nhãn tím, xoài trái lớn,…) và phát triển mô hình Homestay, Farmstay. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình này chưa hoàn thiện và nhiều du khách cũng còn ngại xa xôi, cách trở phà. 

Nhìn chung, hiện nay trên địa bàn mới có 04 sản phẩm du lịch (và điểm đến) được biết đến nhiều, gồm: Tân Huê Viên, Du lịch văn hóa lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo; du lịch tâm linh tại TP. Sóc Trăng, Du lịch văn hóa Chợ nổi Ngã Năm. Có nhiều sản phẩm chưa được đầu tư bài bản, hiện mới ở dạng manh nha hình thành và có tiềm năng. Nhiều dự án du lịch lớn, được kỳ vọng cao chưa hoàn thành theo định hướng của Nghị quyết của tỉnh uỷ Sóc Trăng.

Cao Xuân Lương  
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.

Victoria Cần Thơ Resort đoạt 4 giải thưởng danh giá tại Luxe Global Awards 2024TMG

Victoria Cần Thơ Resort đoạt 4 giải thưởng danh giá tại Luxe Global Awards 2024TMG

(NSMT) - Khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp Đông Dương Victoria Cần Thơ Resort tiếp tục nối dài chuỗi thành tích trên hành trình mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp và tinh tế cho du khách khi vinh dự giành được 4 giải thưởng quan trọng tại LUXE Global Awards 2024.