Nhịp sống

Trăn trở từ làng nghề hầm than ở Sóc Trăng

Chủ nhật, 16/06/2024, 09:13 AM

(NSMT) - Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách, làng nghề hầm than Xuân Hòa của huyện này đã hình thành cách đây trên 50 năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn hàng ngàn lao động. Thu nhập bình quân của người lao động làm nghề hầm than là 5 triệu - 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, làng nghề này sản xuất còn mang tính tự tiêu, tự cấp, lao động thủ công chưa đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, chưa đảm bảo về điều kiện xử lý môi trường.

Ông Hà Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hoà (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Nghề hầm than ở xã này đã có trên 50 năm nay. Có thời điểm, toàn xã có trên 1.000 lò hầm than nhưng vì nhiều nguyên nhân, một số hộ đã bỏ lò chuyển sang làm nghề khác. Đến thời điểm hiện tại, xã Xuân Hoà có 430 hộ làm nghề hàm than với 939 lò, tập trung ở các ấp Hoà Thành, Hoà Lộc 2, Hoà An.

20240527_095804

Nghề hầm than cho thu nhập cao. Ước mỗ lò khoảng giá trị sản phẩm là 90 triệu đồng cho lò hầm than đước và 60 triệu đồng cho lò hầm cây tạp. Mỗi năm, các lò hầm than ở Xuân Hoà cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 54.000 tấn than. Nguyên liệu dùng để hầm than chủ yếu là đước, nhãn, vú sữa, bạch đàn, bưởi,... Trung bình mỗi năm, một lò hầm than sản xuất ra khoảng 6 mẻ, một mẻ trung bình khoảng 12 tấn than. Các lò than này đã giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động tại chỗ ở địa phương.

20240527_102322 (1)

Ông Huỳnh Văn Chi (ấp Hoà Lộc 2) chia sẻ: "Nghề hầm than ở đây có từ rất lâu. Gia đình tôi có 2 lò, chủ yếu là hầm than đước, mỗi lò cho ra sản phầm từ 12 - 15 tấn than. Từ ngày phát lửa cho đến khi than chín khoảng từ 20 ngày đến 1 tháng. Khi than chín là đóng cửa lò, chờ khoảng 20 ngày cho nguội mới dỡ than ra lò bán cho thương lái để cung cấp cho thị trường. Để hầm được 1 lò than đước cần khoảng 20m3 củi đốt lò cho than đước chín (chủ yếu là cây tạp). Sau khi trừ chi phí, nếu được giá, mỗi lò cho lợi nhuận khoảng 15 triệu. Nếu không được giá thì mỗi lò cho lợi nhuận khoảng 5 - 6 triệu đồng, có khi không lời vì giá thấp quá".

20240527_082540

Thường các chủ lò hầm than thuê người làm từ công đoạn bốc vác cây xếp vào lò để hầm, canh chừng trong thời gian hầm cho đến khi dỡ than ra lò giao cho thương lái. Chi phí cho một lò cũng hết tầm 15 triệu đồng. Những người làm công thu nhập khoảng 250.000 đồng/người/ngày.

Nghề hầm than rất vất vả vì làm quanh năm. Cực nhất là vào mùa khô, nắng nóng hầm hập, cộng thêm cái nóng của lò hầm than toả ra càng làm cho không khí nóng hơn, ngột ngạt hơn nhưng những người làm nghề hầm than vẫn chấp nhận vì đây là nghề cho thu nhập ổn định đối với họ.

Một phụ nữ đang lấy than từ trong lò ra ngoài chia sẻ: Ở địa phương có hàng ngàn người làm công cho các lò hầm than, trong đó đa số là phụ nữ. Một ngày làm cho lò hầm than, mỗi người được trả công (tuỳ theo thời điểm) từ 200 - 250 ngàn đồng, tuy không cao nhưng cũng là khoản thu nhập đáng kể, ổn định đối với người dân ở xứ thuần nông này.

20240527_100014

Bước vào một lò hầm than đang cho than ra lò, chúng tôi cảm thấy ngột ngạt, khó thở khi bụi than bay mịt mù. Chưa đầy 1 phút đã phải bước nhanh ra ngoài. Trong khi đó, có mấy người phụ nữ mặt đen nhẻm vì dính bụi than nhưng họ vẫn không đeo khẩu trang.

"Trong các công đoạn, ngán nhất là lúc dỡ lò, đem than ra ngoài vì phải ở trong lò nhiều hơn ở bên ngoài nên rất ngộp, cộng thêm bụi bặm và nóng nhưng vì mưu sinh nên ai cũng ráng", một phụ nữ đang dỡ than kể.

Tuy mang lại công ăn việc làm, thu nhập khá ổn định cho người dân nhưng các lò hầm than ở Xuân Hoà lại gây ra không ít những hệ lụy cho cuộc sống như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân địa phương bởi bệnh hô hấp, bệnh ngoài da.

20240527_102756 (1)

Theo đánh giá của UBND xã Xuân Hoà, nghề hầm than gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân sống xung quanh khu vực có lò hầm than do hít phải khí thải từ các lò than. Nhiều người lao động tại các lò hầm than còn chủ quan chưa quan tâm đến trang bị bảo hộ lao động. Khói bụi lò hầm than ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp khi bám vào cây ăn quả làm cho cây bị hư, kém phát triển, ít ra hoa, đậu quả.

Thống kê cho thấy đã có khoảng 425 ha cây ăn trái bị thiệt hại do ảnh hưởng của khói bụi than. Chưa nói tới những người làm nghề hầm than xây lò, chất củi gây cản trở giao thông; nhiều người làm nghề hầm than chưa thực hiện nghĩa vụ thế theo quy định.

20240527_102430

Một nông dân ở địa phương cho biết: "Nói đi cũng phải nói lại, nghề hầm than đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương nhưng những lò hầm than này đang ngày đêm hủy hoại môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cũng như sản xuất nông nghiệp".

Nhiều năm qua, có rất nhiều vườn cây ăn trái của nhà ông ở khu vực có lò hầm than chịu cảnh thất thu, thậm chí nhiều nhà phải bỏ vườn vì không có thu nhập. Khói bụi từ các lò hầm than tỏa ra bám đen vào những vườn cây ăn trái và các căn nhà ở gần.

Trước tình trạng trên, những năm trước, tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch quy hoạch tập trung các lò hầm than vào một khu vực ở địa bàn xã (nay là thị trấn) An Lạc Thôn nhưng đến nay chưa thực hiện được vì nhiều hộ không đồng ý với việc di dời này. Bên cạnh đó, cũng đã có kế hoạch lắp đặt các thiết bị xử lý khói bụi nhưng đến nay chưa thực hiện được.

Ông Huỳnh Văn Chi chia sẻ: "Tỉnh có quy hoạch dời các lò hầm than ra ngoài An Lạc Thôn nhưng các hộ không đồng ý vì ra đó phải thuê đất mở lò, đường vận chuyển nguyên liệu hầm than và than thành phẩm khó khăn, sẽ đội giá thành than sản phẩm. Trong khi đó, lâu nay chúng tôi làm lò hầm than ngay trên đất của mình, gần nhà, không tốn tiền thuê mặt bằng, lại dễ quản lý, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cũng thuận tiện hơn".

Ông Hà Thanh Bình cho biết: "Trước thực trạng ô nhiễm từ các lò hầm than, chúng tôi đã đề nghị các chủ lò thực hiện tốt việc xử lý khói bui lò than nhằm chống ô nhiễm môi trường, tránh gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Đề nghị ngành chức năng quan tâm, nghiên cứu, giúp đơ cho địa phương phát triển nghề hầm than mà trọng tâm là việc áp dụng mô hình xử lý khói bui có hiệu quả, chi phí thấp, dễ vận hành nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường".

--- > Cây phượng nở hoa màu vàng độc lạ ở Sóc Trăng

Cao Xuân Lương  
Cơ hội phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật bẩm sinh tại Cần Thơ

Cơ hội phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật bẩm sinh tại Cần Thơ

Từ ngày 10 đến 16/11/2024, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và tổ chức Medical Education Exchange Teams (MEET) Hoa Kỳ đã phối hợp thực hiện hai chương trình phẫu thuật nhân đạo, mang lại hy vọng cho hàng chục trẻ em và người lớn mắc dị tật bẩm sinh ở vùng tay và đường tiết niệu.

Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL – Vĩnh Long năm 2024

Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL – Vĩnh Long năm 2024

(NSMT) – Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 16/11 đến ngày 23/11/2024 tại đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Cần Thơ: Xác định Bình đẳng giới để tạo tiền đề cho xã hội phát triển hài hòa, bền vững

Cần Thơ: Xác định Bình đẳng giới để tạo tiền đề cho xã hội phát triển hài hòa, bền vững

Ngày 15/11, tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ (Sở LĐTBXH) đã diễn ra Lễ phát động Tháng Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Sự kiện do UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo thực hiện, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức.

Cần Thơ: Quận ủy Bình Thủy tổ chức Hội thi Cấp uỷ chi bộ giỏi

Cần Thơ: Quận ủy Bình Thủy tổ chức Hội thi Cấp uỷ chi bộ giỏi

(NSMT) – Chiều 15/11, Quận ủy Bình Thủy đã tổ chức bế mạc và trao giải hội thi “Cấp ủy chi bộ giỏi” lần thứ 3 năm 2024. Tham gia Vòng chung khảo hội thi có 12 đội đến từ các Tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Quận ủy.

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

(NSMT) - Chiều 15/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử" tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

(NSMT) - Tối 14/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch - Chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh" tại ấp 6, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại sự kiện, có khoảng trên 300 lực lượng phụ nữ, đoàn viên, dân quân và bà con nhân dân tham dự.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc: Tuổi trẻ Cà Mau đóng góp nhiều công trình trị giá hơn 2 tỷ đồng

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc: Tuổi trẻ Cà Mau đóng góp nhiều công trình trị giá hơn 2 tỷ đồng

(NSMT) - Tỉnh đoàn Cà Mau cùng với 300 đoàn viên, thanh niên đã tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục truyền thống cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sâu sắc về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện.