Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.
Người đàn ông họ Trương, ngoài 40 tuổi đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bắt đầu cảm thấy khó thở và đau ngực khi đang giúp con trai chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông.
Mọi chuyện trở nên căng thẳng đến mức anh Trương phải nhập viện và được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp. Các bác sĩ tại Bệnh viện Sir Run Run Shaw đã tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch khẩn cấp và cứu sống được anh. Nguyên nhân gây ra cơn đau tim được cho là do bệnh động mạch vành sớm, một tình trạng đe dọa tính mạng thường trầm trọng hơn do căng thẳng.
Trong trường hợp của Trương, căng thẳng liên tục khi phải giám sát con trai học tập là yếu tố kích hoạt cơn đau tim.

Ảnh minh họa/Nguồn: ShutterStock
Trường hợp của anh Trương một lần nữa làm bùng nổ cuộc tranh luận xung quanh áp lực học tập dữ dội mà thanh thiếu niên Trung Quốc và cha mẹ của họ phải đối mặt. Mức độ căng thẳng của cha mẹ khi nói đến việc học của con cái họ cao đến mức họ phải chịu những vấn đề nghiêm trọng về thể chất.
Trong năm qua, đã có nhiều phụ huynh Trung Quốc phải nhập viện vì các vấn đề sức khỏe do căng thẳng khi giảng dạy con cái. Vào tháng hai, một người cha ở Chiết Giang đã bị tổn thương mắt nghiêm trọng vì quá căng thẳng khi hướng dẫn con làm bài tập. Hay như trường hợp của một bà mẹ ở Giang Tô đã bị đột quỵ vì mất bình tĩnh với con gái khi cô bé không kịp làm xong bài trước giờ đi ngủ.
Một trong những lý do dẫn đến sự căng thẳng này là quan điểm xã hội về giáo dục ở Trung Quốc. Tại đây, thành tích học tập không chỉ là vấn đề của riêng học sinh mà còn là thước đo thành công cả gia đình.
Nhiều bậc phụ huynh coi kỳ thi tuyển sinh đại học như "cánh cửa vàng" duy nhất dẫn đến một tương lai tươi sáng, khiến họ không ngừng thúc ép con cái nỗ lực học tập. Với hơn 13 triệu học sinh tham gia kỳ thi đại học hàng năm, cuộc cạnh tranh để vào các trường đại học hàng đầu ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Chính điều này đã tạo ra một môi trường giáo dục đầy áp lực, nơi học sinh phải học cả ngày lẫn đêm và phụ huynh đóng vai trò là người giám sát nghiêm ngặt.
Giáo sư Ling Zongwei, chuyên gia giáo dục tại Trung Quốc, đã khuyến cáo các bậc phụ huynh nên kiểm soát cảm xúc và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh hơn cho con cái.
Theo ông, cha mẹ không nên quá can thiệp vào việc học của con mà hãy khuyến khích chúng tự chịu trách nhiệm với bài vở và kết quả học tập. Đây chính là cách giúp giảm căng thẳng và mang lại sự cân bằng trong cuộc sống của cả cha mẹ cùng con cái.
Xoáy tóc trên đầu liên quan thế nào đến IQ của trẻ?
Cha ông có câu: "Một xoáy sống lâu, hai xoáy trọc đầu, ba xoáy chết yểu, 4 xoáy làm quan". Nhiều người cũng tin rằng các vị trí khác nhau của những vòng xoáy này cũng đại diện cho các tính cách và khí chất.
Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?
Ngày nay, hầu hết trẻ em đều có đủ cơm ăn áo mặc, cả gia đình đều chiều chuộng con cái và hiếm khi đánh đập hay la mắng chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em trong gia đình khá giả vẫn mắc bệnh tâm thần.
Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách
Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.
Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm
Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.
Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay
Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.
Tác hại khi cho trẻ xem TV trước 6 tuổi
Việc để trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ như khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, trí nhớ ngắn hạn…
Trẻ sinh mùa nào khoẻ mạnh và thông minh nhất?
Những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau có sức khỏe, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) khác nhau.