Sống khỏe

Liên tiếp 2 trẻ đột tử khi ngủ: Bác sĩ cảnh báo thói quen gây hại của nhiều cha mẹ

Thứ sáu, 21/10/2022, 09:47 AM

BV Nhi Trung ương vừa liên tiếp nhận 2 bệnh nhi tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện, với chẩn đoán hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ.

2 ca bệnh nhi đột tử liên tiếp trước nhập viện

Trong hai ngày 10/10 và 19/10/2022, các bác sỹ khoa Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 2 bệnh nhi 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện. Dù đã được các bác sỹ nỗ lực cấp cứu, nhưng các bé vẫn không qua khỏi và được chẩn đoán là do hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS).

Liên tiếp 2 trẻ nhỏ đột tử khi ngủ (Ảnh minh họa)

Liên tiếp 2 trẻ nhỏ đột tử khi ngủ (Ảnh minh họa)

BS.CKII Đinh Thị Thu Phương, Khoa Cấp cứu & Chống độc, BV Nhi Trung ương cho biết, trường hợp thứ nhất là một bé trai khoẻ mạnh hoàn toàn, trưa ngày 10/10, sau khi ăn được cho nằm ngủ một mình trong phòng, khi gia đình phát hiện thì lúc này trẻ đang nằm úp mặt xuống đệm và tím tái.

Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn và trẻ có nhịp tim trở lại và được chuyển đến BV Nhi Trung ương. Khi vào khoa Cấp cứu Chống độc, trẻ hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ tử vong, gia đình quyết định xin cho bé về.

Trường hợp thứ hai là một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước nhập viện. Theo lời kể của gia đình, khoảng 23h ngày 19/10, trẻ được cho ngủ cùng bố mẹ. Đến khoảng 1h30 sáng, khi mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở. Gia đình vội vàng gọi xe cấp cứu đưa trẻ vào BV Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng trẻ đã không qua khỏi.

“Trước đó, khoa Cấp cứu & Chống độc cũng có tiếp nhận một vài trường hợp tương tự như trẻ trên đã xảy ra”, BS. Thu Phương cho biết thêm.

Thói quen của phụ huynh khiến nguy cơ đột tử ở trẻ tăng cao

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi Trung ương, SIDS là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. SIDS hay gặp ở trẻ 2 - 4 tháng tuổi. Hầu hết SIDS đều xảy ra khi trẻ đang ngủ.

Hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Bên cạnh những nguyên nhân gây tử vong đột ngột như ngạt thở, chảy máu não, viêm cơ tim… nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.

Bác sĩ Duy thông tin, nguyên nhân gây đột tử ở trẻ nhỏ có nhiều, trong đó có thể do trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch. Hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.

Hay đường thở của trẻ bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng - sấp. Ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.

Hoặc tăng thân nhiệt do nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quấn quá nhiều quần áo, chăn to, trẻ ngủ sâu dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến đường thở của trẻ (Ảnh minh họa)

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến đường thở của trẻ (Ảnh minh họa)

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, tử vong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ.

Cụ thể, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở. Để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo.

Không trùm đầu trẻ, cần đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ.

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc. Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi.

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ; Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên. Nuôi con bằng sữa mẹ.

Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.

Thúy Ngà  
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.

Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.