"Mạng sống"
(NSMT) - Ngày nay có quá nhiều kiểu ứng dụng mạng xã hội được tạo ra với độ phổ biến rộng rãi và đặc biệt được giới trẻ truy cập nhiều đến mức khó đếm hết con số cụ thể, mạng xã hội đem lại những tiện ích hay nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi khi người dùng chưa biết cách chọn lọc thông tin. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến chính người sử dụng trực tiếp mà còn mang đến tiêu cực đối với các thế hệ mầm non.
Mạng xã hội có thể được giải thích là nơi kết nối những người có chung sở thích trên Internet lại với nhau ở nhiều nền tảng, lĩnh vực và không phân biệt về thời gian hay địa điểm chỉ với điều kiện người dùng trong vùng Internet cùng những thiết bị di động thông minh. Không thể phủ nhận sự phát triển của cuộc sống xã hội khi có Internet cũng như sự xuất hiện của mạng xã hội, chúng đưa con người đến gần nhau hơn, sự kết nối quốc tế cũng trở nên thuận tiện hơn.
Công nghệ phần mềm giúp những người ở cách xa nhau nửa vòng trái đất cũng có thể dễ dàng nhìn thấy nhau thông qua màn hình Smartphone, laptop,... Nhưng có lẽ chính vì cuộc cách mạng công nghệ phát minh ra mạng xã hội với độ phủ chóng mặt đã gây ra nhiều vấn đề bất cập ngay ở đời sống hàng ngày, người dùng "chưa đủ nhanh" bằng mạng xã hội nên có nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra.
Vài năm trở lại đây, xã hội càng ngày càng phát triển, kéo theo đó cũng có nhiều ứng dụng mạng xã hội mới được tạo ra nhằm phục vụ mục đích giải trí và kết nối giữa mọi người với nhau, nhưng dường như chúng đã bị lạm dụng quá mức cho mục đích cá nhân như kiếm tiền và "sống ảo". Rất nhiều người thích phô ra sự sang chảnh của bản thân hoặc cuộc sống của "người có tiền" dù vật chất đó là vô thực, dường như đối với họ chỉ thiếu ăn vẫn tốt hơn là thiếu điện thoại, thiếu Internet. Người ta phải cố gắng gồng mình để bày ra cho xã hội thấy rằng mình đẹp, mình sang và mình giàu trong khi kiến thức thực tế, kỹ năng bản thân lại không hề có đủ.
Vừa qua vụ việc nhận được vô số lượt tìm kiếm trên Internet và được gọi bằng cái tên "Anna Bắc Giang" đã cực kỳ gây xôn xao trong dư luận khi một cô gái trẻ chưa đầy 30 tuổi gây ra vụ "siêu lừa" thông qua các cuộc hôn nhân với những người giàu có ở nhiều nơi khác nhau. Một cô gái trên trang cá nhân luôn xinh đẹp lung linh, cuộc sống sang chảnh và vô cùng nhiều người ngưỡng mộ thực tế chỉ là một cô gái không quá ấn tượng từ ngoại hình đến học vấn xuất thân từ một gia đình nông thôn bình thường. Cô gái được rất nhiều người biết đến với tên gọi Tina Dương đã bị Cơ quan Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đáng tiếc cho người phụ nữ trẻ chỉ vì hai chữ "sống ảo".
Không chỉ riêng sự việc trên mà đâu đó trong một bộ phận giới trẻ luôn có "nhu cầu sống ảo", các tài khoản mạng xã hội được thể hiện vô cùng hào nhoáng, lộng lẫy đến mức nhiều người phải ganh tị. Khi mọi người nhìn vào và đánh giá rằng nhân vật này xinh đẹp, nổi tiếng, nhiều người ưa thích vì có cuộc sống đáng mơ ước nhưng thực tế có thể khác xa, khán giả đôi khi chỉ nhìn được phần nổi hoặc thậm chí là sự hữu danh vô thực. Người sống ảo chìm lâu trong cuộc sống như thế và tưởng rằng mình giỏi giang giàu có thật, còn những đứa trẻ thế hệ măng non được bố mẹ "quăng" cho chiếc smartphone để rảnh thời gian làm việc khác sẽ nhìn vào đó, tin rằng lớn lên chỉ cần thật xinh gái, đẹp trai, hay nhảy múa thu hút sẽ nổi tiếng rồi "bật chế độ kiếm tiền" khiến cuộc sống trở nên dễ dàng.
Việc sống ảo hay thích khoe khoang không những không tốt cho chính bản thân người dùng mạng xã hội mà còn là hiệu ứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tư duy của trẻ em sau này. Vì để phục vụ cho "profile xịn xò", nhiều người đã lâm nợ chi tiền đi du lịch, ăn uống trong nhà hàng sang trọng, còn những đứa trẻ sẽ vô tư nghĩ rằng chỉ cần nổi tiếng trên mạng xã hội cũng có thể trở nên giàu có. Vấn đề này có thể gọi là "tệ nạn mạng xã hội" làm cho người ta suy thoái về tư tưởng, tư duy và lối sống, dường như họ chỉ muốn sống cuộc sống giống trên mạng mà quên đi thưc tại phải nỗ lực mới có thành công.
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.