Xưa - Nay

Mẹ kể con nghe "Chú Cuội ngồi gốc cây đa"

Thứ sáu, 26/08/2022, 17:09 PM

Mỗi mùa rằm tháng 8, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa hay Chị Hằng, Thỏ Ngọc và cung trăng lại ẩn hiện trong ký ức tuổi thơ của biết bao người. Không khí Trung thu mùa này gợi cho mẹ nhớ về một thời tuổi nhỏ hồn nhiên, tung tăng rước đèn phá cỗ cùng lũ bạn hàng xóm và lại đây mẹ kể con "Chú Cuội ngồi gốc cây đa" để tuổi thơ con cũng rực rỡ sắc màu như mẹ thuở xưa!

Truyện kể từ rất xưa, có một người tiều phu tên gọi là Cuội. Một hôm, Cuội vào rừng đốn củi gần một con suối nhỏ thì giật mình thon thót khi gặp một cái hang cọp. Phát hiện thấy trong hang chỉ có bốn con cọp con đang vờn nhau, Cuội liền xông tới dung rìu bổ mỗi con một nhát. Cả bốn con cọp ngã lăn ra đất chết không kịp ngáp. Vừa lúc đó, cọp mẹ trở về hang. Thấy các con mình nằm chết trên mặt đất, cọp mẹ gầm rú vang cả núi rừng. Cuội hoảng sợ quẳng rìu trèo tót lên cây cao. Nhìn từ trên xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn, lồng lộn bên xác chết của những đứa con mình. Sau đó, cọp mẹ lầm lũi tiến lại một gốc cây gần chỗ cuội đang ẩn náu, ngoặm một ít lá trở về nhai và mớm cho con. Thật thần kỳ khi chỉ vài phút sau, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng ngạc nhiên. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Đào được gốc cây quý, Cuội hăm hở trên đường trở về thì gặp một ông lão ăn mày nằm chết trên cỏ. Thấy vậy, Cuội bèn đặt gánh củi xuống, bứt mấy lá từ cây mới đào được nhai và mớm cho ông lão. Cuội vừa mớm lá cây chưa được bao lâu, ông lão ăn mày đã mở mắt ngồi dậy và hỏi chuyện Cuội về gốc cây lạ kia. Khi nghe xong Cuội kể lại đầu đuôi câu chuyện, ông lão thốt lên sửng sốt:

- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn. Nếu làm vậy, cây sẽ bay lên trời đó!

Nói xong, ông lão chống gậy đi còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông. Nhớ lời ông lão dặn, Cuội ngày nào cũng tưới cây quý bằng nước lấy từ giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai sắp cận kề cái chết là Cuội lại tự nguyện mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn rằng Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Kể từ đó, con chó luôn quấn quít theo Cuội như một người bạn. Một lần khác, một lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội để nài nỉ cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Qua bao lâu sống hòa thuận, yên ổn thì bỗng nhiên một hôm khi Cuội vắng nhà, bọn giặc đã đi qua. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm dung trò hiểm độc. Giặc giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà này vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì người vợ đã không có ruột thì làm sao mà sống được. Thấy chủ khóc lóc thảm thiết, con chó được Cuội cứu sống hồi nào lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Dù chưa từng làm việc này bao giờ nhưng trước tình cảnh éo le, Cuội cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên, người vợ của Cuội sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa.Tuy nhiên, cũng từ đó tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội nhiều khi rất bực mình.

Một buổi chiều, trong khi Cuội còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ Cuội ra vườn sau, không nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà tiểu tiện. Không ngờ chị ta vừa tiểu xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lừng lững bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội gánh củi kiếm được về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Trong lúc cấp bách, Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Chuông Mây (t/h)  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.