Nét đẹp truyền thống xin chữ đầu Xuân
Xin chữ là một phong tục truyền thống, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam.
Mùa Tết cũng là mùa của yêu thương và sum vầy, là một đại tiệc sinh hoạt văn hóa, tinh thần lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của mỗi miền quê và của cả dân tộc.
Khi cây cối đâm chồi, nảy lộc, những bông hoa đào bắt đầu khoe sắc đỏ, những cành mai đã vào sắc vàng tươi, cũng là lúc Tết đến, xuân về. Mọi người cùng nhau nô nức đi lễ chùa, xin lộc, xin chữ đầu năm với mong muốn cho gia đình, người thân một năm mới mạnh khoẻ bình an, hòa thuận, công việc được hanh thông, thuận lợi. Đây là những mong ước bình dị mà chính đáng và được coi như một thứ gia vị làm đẹp thêm vào những ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền, tục cho chữ xuất phát từ xa xưa, là thú chơi tao nhã của những nhà nho, thi sĩ viết chữ tặng nhau những khi Tết đến xuân về. Hay vào những dịp hội hè, khai trương, đình đám, họ ra câu đối để đối đáp nhau, làm thơ vịnh phú. Khi muốn xin chữ, thường là người ta tìm đến những người hay chữ, học rộng biết nhiều, là người sống tu dưỡng đạo đức, được mọi người kính trọng. Để giữ lễ, người xin chữ chuẩn bị một lễ nhỏ (thường là cau trầu, chè thuốc) đến nhà thầy Đồ, người xin chữ được thầy đồ xem xét tâm tư nguyện vọng và gia cảnh mà cho chữ thích hợp, mỗi chữ viết ra bằng cả Trí - Thần - Lực của thầy đồ nên ngoài ý nghĩa, còn là tác phẩm nghệ thuật thư pháp.
Ngày nay, phong tục tốt đẹp này càng phổ biến. Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà. Mỗi độ Tết đến xuân về, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại xuất hiện những ông đồ, mỗi người một xếp giấy, vài chiếc bút lông và nghiên mài mực, ngồi khoanh chân trên chiếc chiếu hoa vuông vức xinh xắn để sẵn sàng cho những người xin chữ. Ông đồ già thì viết chữ Hán, ông đồ trẻ viết thư pháp Việt, họ đã sum tụ lại trên mảnh đất tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt Nam, cùng nhau khôi phục và gìn giữ một nét đẹp trong văn hóa người Việt, đó là xin chữ đầu xuân.
Chữ thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm của người phương Đông còn duy trì tới ngày nay, màu đỏ là màu của sự sống và sự tái sinh, là biểu tượng của sự may mắn, nên trong ngày Tết mọi thứ đều có màu đỏ: hoa đào, câu đối, phong bao mừng tuổi... đều có màu đỏ. Chữ xin về thường được chủ nhà treo ở những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối được xin về để treo đầu năm mới không chỉ nhằm trang trí cho ngôi nhà thêm phần sinh khí mới, mà còn thể hiện ước vọng của chủ nhà về một năm mới bình yên, thuận lợi và may mắn.
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc đón Tết, ăn Tết, nghĩ về Tết cũng có nhiều thay đổi. Vì thế, nhiều người vẫn hoài niệm và mong muốn tìm về không khí, dư âm của Tết xưa. Tết là bản sắc dân tộc hàng nghìn đời rồi ăn sâu vào tâm thức, tình cảm mỗi gia đình, cộng đồng làng quê không thể bỏ được. Do đó, việc cho chữ đầu năm từ bao thế hệ xưa tới nay vẫn được lưu truyền là cách bảo tồn bền vững nhất và có giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.