Văn hóa

Nghề làm kẹo dừa nơi cửa ngõ Bến Tre

Thứ ba, 18/06/2024, 09:09 AM

(NSMT) - Tham quan, du lịch sinh thái huyện Châu Thành, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Và nghề làm kẹo dừa đã trở thành nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre.

Theo lời kể của các cụ cao niên thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và có nguồn gốc tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Từ nước cốt dừa, mạch nha và đường cát đã tạo nên viên kẹo dừa, tuy nhỏ nhưng đó là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần mẫn và hết sức tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Đặc sản kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: Sưu tầm

Đặc sản kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: Sưu tầm

Ngày xưa, kẹo được làm bằng phương pháp thủ công, người thợ phải dậy sớm thực hiện các công đoạn: nấu mạch nha, nạo cơm dừa, ép nước cốt dừa, trộn nguyên liệu, quay nấu, đổ kẹo, gói kẹo… Ngày nay, đời sống ngày càng phát triển, nghề làm kẹo dừa cũng dần được cải tiến cả về chất lượng lẫn số lượng. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, các cơ sở làm kẹo đã đổi mới và sáng tạo khi kết hợp nhiều hương vị hấp dẫn khác như: sầu riêng, đậu phộng, lá dứa, ca cao…

Hiện nay, tại Bến Tre có nhiều cơ sở làm kẹo dừa cho phép du khách tự do tham quan và tìm hiểu quy trình làm kẹo, đó là những cơ sở tại huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, thành phố Bến Tre hay Châu Thành. Du khách có thể lựa chọn những chương trình tour du lịch sinh thái tại huyện cửa ngõ Xứ Dừa để tham quan, tìm hiểu về làng nghề có trên trăm năm tuổi, trải nghiệm tự tay gói những viên kẹo và thưởng thức kẹo dừa mềm ngọt, béo ngậy, nóng hổi mới ra lò.

Du khách tham quan quy trình làm kẹo dừa tại Du lịch Cồn Phụng - Châu Thành.

Du khách tham quan quy trình làm kẹo dừa tại Du lịch Cồn Phụng - Châu Thành.

Một số cơ sở nghề kẹo dừa trên địa bàn huyện Châu Thành có thể kể đến như: Yến Phương (Du lịch Cồn Phụng), Tám Trung (Đất Dừa) - xã Tân Thạch; Hồng Vân - xã An Khánh; Quê Dừa - Tân An Thượng… Và không thể bỏ qua trạm dừng chân - xưởng sản xuất kẹo dừa Thanh Long 3 cùng chuỗi các cơ sở kinh doanh đặc sản Bến Tre nằm trên Quốc lộ 60 phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa

Tận dụng tiềm năng từ cây dừa, người dân địa phương đã thể hiện tài hoa và óc sáng tạo của mình, biến những nguyên liệu thô sơ tưởng chừng chẳng có công dụng nào như: gỗ dừa, gáo dừa, lá, cọng, xơ, vỏ… thành những sản phẩm có giá trị mỹ thuật cao, độc đáo, tinh xảo cùng hàng trăm mẫu mã đa dạng và phong phú. Đơn giản là các đồ dùng trong nhà bếp, vật trang trí bàn ăn, phòng khách, phòng ngủ hay hộp gương, chiếc lược, túi xách cho phái đẹp… hoặc những đồ vật biểu tượng, đậm chất triết lý phương Đông.

Sản phẩm mỹ nghệ dừa đa dạng mẫu mã. Ảnh: Sưu tầm.

Sản phẩm mỹ nghệ dừa đa dạng mẫu mã. Ảnh: Sưu tầm.

Không chỉ vậy, từ cội nguồn lâu đời của nền văn hoá cây dừa, người Bến Tre còn tạo ra nhiều công trình độc đáo có giá trị, được xác lập kỷ lục Việt Nam như: Bộ nhạc cụ dân tộc chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam của nghệ nhân Võ Văn Bá (thành phố Bến Tre), chiếc bình trà làm bằng gáo dừa lớn nhất Việt Nam của cơ sở sản xuất mỹ nghệ Thanh Liêm (Mỏ Cày Nam), tấm thảm xơ dừa lớn nhất Việt Nam do công ty Thanh Bình (Châu Thành) thực hiện bằng thủ công, bộ khay lễ từ gỗ dừa lớn nhất Việt Nam do chủ cơ sở Thanh Nhàn (Giồng Trôm) thực hiện…

Bộ nhạc cụ dân tộc chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam của nghệ nhân Võ Văn Bá được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.

Bộ nhạc cụ dân tộc chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam của nghệ nhân Võ Văn Bá được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.

Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống thì những vật dụng làm từ dừa đơn sơ, mộc mạc ấy lại sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, cung ứng ra thị trường các sản phẩm tiện dụng và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, không giống loại gỗ khác, gỗ dừa có những sớ, vân rất đặc trưng, là biểu tượng riêng biệt của Bến Tre, thể hiện được tính độc đáo về mặt thẩm mỹ.

Hiện nay, tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Châu Thành nói riêng có rất nhiều cơ sở mỹ nghệ dừa, áp dụng máy móc hiện đại hỗ trợ sản xuất, tạo nên nét văn hóa đa dạng và sôi động không thua kém gì những ngành nghề truyền thống khác. Mỹ nghệ dừa ngày càng chứng minh được vị trí của mình trên thị trường, trở thành những sản phẩm có giá trị cả trong và ngoài nước, được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Canada, Úc… Ngoài ra, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Châu Thành, góp phần hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn, như: Út Hoa, Mỹ Nương, Bích Tuyền (mỹ nghệ Ánh Dương) - xã Tân Thạch; Đức Phát - xã Tam Phước…

Làng nghề làm nem chua vỏ bưởi xã Phú Đức, huyện Châu Thành

Ngoài cây dừa, Bến Tre còn có các chủng loại trái cây nổi tiếng miền Tây như bưởi da xanh, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… trong đó, bưởi da xanh được xem là đặc sản có tiềm năng phát triển trong và ngoài nước. Chính vì loại trái cây này có giá trị dinh dưỡng cao nên người dân nơi đây không bỏ bất cứ thứ gì từ quả bưởi, từ phần múi dùng để ăn trực tiếp đến phần vỏ được chế biến thành món chè bưởi hoặc làm tinh dầu… Tận dụng lợi thế với diện tích trồng bưởi da xanh khá lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Châu Thành từ lâu đã hình thành làng nghề làm nem chua vỏ bưởi Phú Đức nổi tiếng gần xa.

Làng nghề làm nem chua xã Phú Đức. Ảnh: BTC Tuần lễ VH - DL huyện Châu Thành.

Làng nghề làm nem chua xã Phú Đức. Ảnh: BTC Tuần lễ VH - DL huyện Châu Thành.

Xã Phú Đức hiện có 14 hộ dân sống bằng nghề làm nem. Đầu năm 2018, Tổ hợp tác nem Phú Đức được thành lập, với 12 lò chính và khoảng 40 lao động. Nem ở đây là nem chay, nguyên liệu để làm ra một đòn nem gồm vỏ bưởi, đu đủ bào sợi phơi khô, nước khế, gia vị. Miếng nem ngon là miếng nem hồng hào, có độ dai vừa phải, có vị mặn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng của tiêu và ớt… tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt của nem chua vỏ bưởi không lẫn vào đâu được.

Cơ sở sản xuất nem Phước Dung của chị Lê Thị Mỹ Dung - thành viên tổ hợp tác nem xã Phú Đức với 11 năm theo nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, trở thành một trong những sản phẩm đặc sản thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức và tìm hiểu.

Thành phẩm nem chua vỏ bưởi xã Phú Đức.

Thành phẩm nem chua vỏ bưởi xã Phú Đức.

Huyện Châu Thành, ngoài các cơ sở sản xuất kẹo dừa, mỹ nghệ dừa hay làng nghề làm nem chua vỏ bưởi Phú Đức, còn có đa dạng các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống nổi danh như: làng nghề dệt chiếu An Hiệp (xã An Hiệp), nghề sản xuất chuối sấy Trường Ân, trái cây sấy Diễm Thông (xã Tân Phú)…

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 - năm 2024 diễn ra từ ngày 05/6 - 11/6/2024 (mùng 5 tháng 5 ÂL dịp Tết Đoan Ngọ), hứa hẹn là dịp để du khách gần xa đến tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hoá, thưởng thức tinh hoa ẩm thực Xứ Dừa và tìm hiểu các làng nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn huyện. Sự kiện được kỳ vọng sẽ nâng cao hình ảnh của điểm đến Châu Thành, góp phần đưa du lịch sớm đạt mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.​

---> Video: Người đầu bếp Bến Tre và niềm đam mê với chim trĩ

Theo Trúc Giang/ Du lịch Bến Tre

Xem bài viết gốc tại đây

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.