Văn hóa

Kẹo dừa - Thức quà ngọt ngào mang hương vị tuổi thơ

Thứ bảy, 23/10/2021, 17:09 PM

Kẹo dừa Bến Tre là một trong những thức quà đặc sản của miền Tây. Món ăn này là thức quà gắn bó với ký ức tuổi thơ của biết bao người.

Kẹo dừa là món có nguồn gốc từ Bến Tre và có mặt trên khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Để nói về sự ra đời của kẹo dừa thì không thể kể ra cụ thể, tuy nhiên theo một lời kể của người dân miền Tây, kẹo dừa đã có mặt từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 và cho đến khoảng năm 1970 đã được biến tấu đổi mới trong cách chế biến, hình thành cơ sở sản xuất.

Kẹo dừa, thức quà giản dị của miền Tây sông nước (Ảnh: Internet).

Kẹo dừa, thức quà giản dị của miền Tây sông nước (Ảnh: Internet).

Ban đầu, được gọi là kẹo Mỏ Cày vì nơi này chính là nơi bà con sáng tạo ra, sau này vì sự phổ biến và  hương vị đặc biệt kẹo dừa mang lại, nên đã có cái tên kẹo dừa Bến Tre. Hiện nay, có rất nhiều nơi sản xuất kẹo dừa nhưng chỉ có kẹo Mỏ Cày Bến Tre mới có được hương vị đặc trưng nhất.

Từ xa xưa, cứ mỗi dịp tết đến, các gia đình tại Bến Tre đã thi nhau chuẩn bị nguyên liệu rồi phơi dừa phơi củi, chờ than hồng lửa đỏ để làm bánh mứt. Bánh mứt trưng tết cúng ông bà tổ tiên và cả mứt kẹo mời khách, một điều tất nhiên ở xứ dừa này là tết sẽ không bao giờ thiếu được những chiếc kẹo dừa béo thơm gói trong lớp bánh tráng mỏng cùng lớp giấy dầu bao bên ngoài. Chính vì thế, kẹo dừa đối với người dân Bến Tre không chỉ là món quà vặt tuổi thơ mà còn là hương vị linh hồn của quê hương.

Mỗi dịp lễ, tết, nhiều gia đình tại miền Tây lại tất bật chuẩn bị làm kẹo dừa. Ảnh Internet

Mỗi dịp lễ, tết, nhiều gia đình tại miền Tây lại tất bật chuẩn bị làm kẹo dừa. Ảnh Internet

Nguyên liệu làm kẹo dừa cũng được bà con cẩn thận lựa chọn, và thành phần gồm 3 nguyên liệu chính là cơm dừa, mạch nha và đường mía, nhưng để thuận tiện mà ngày nay nhiều người đã thay thế bằng đường cát. Dừa để làm kẹo phải là dừa già được vắt kiệt nước cốt, mạch nha được ủ từ loại nếp ngon còn đường phải là đường mía vàng hay còn gọi là đường thùng, như vậy kẹo mới béo ngậy thơm ngon đúng vị.

Ngày nay, kẹo dừa có nhiều hương vị đặc biệt khác nhau (Ảnh: Internet).

Ngày nay, kẹo dừa có nhiều hương vị đặc biệt khác nhau (Ảnh: Internet).

Nhờ vào sự phát triển và nhu cầu tiêu dùng mà trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại kẹo dừa như: kẹo dừa sầu riêng đậu phộng, kẹo dừa lá dứa, kẹo dừa khoai môn hay có cả kẹo dừa gừng,… và kẹo dừa sầu riêng đậu phộng được ưu tiên chọn lựa nhiều hơn cả. Tuy vậy vẫn không có hương vị nào vượt qua mùi vị kẹo dừa truyền thống được làm thủ công, các máy móc thiết bị hiện đại tạo năng suất cao nhưng vị không đủ chuẩn như kẹo thủ công.

Kẹo dừa được ví như linh hồn quê hương, là truyền thống cha ông để lại nên rất nhiều người chủ cơ sở sản xuất vẫn giữ nguyên công thức chế biến thủ công được đời trước truyền lại. Mặc dù năng suất không cao, kinh tế mang lại cũng không nhiều như các cơ sở lớn nhưng họ vẫn muốn làm ra chiếc kẹo hoàn toàn thủ công bằng chính đôi bàn tay từ khâu chọn nguyên liệu đến sên kẹo rồi gói kẹo để những chiếc kẹo được trọn vị nhất. Làm kẹo bằng cả tấm lòng, vừa để cho người thưởng thức có được chiếc kẹo chuẩn vị và vừa tưởng nhớ công lao cha ông gây dựng. 

Mộc An (t/h)  
Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024

Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024

(NSMT) - Sau 3 tháng tạm hoãn, vòng chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay lần II năm 2024 đã trở lại, hứa hẹn với nhiều phần thi đầy hấp dẫn.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Những “bông hoa khuyết”  tỏa sáng trên đường chạy

Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy

(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.