Xưa - Nay

Người đi tìm “vàng son” trên báo cũ

Thứ ba, 21/06/2022, 14:30 PM

“Báo giấy đã chết” – cụm từ đó đã xuất hiện trong đầu nhiều độc giả thời Internet phủ sóng toàn cầu nhưng ông Nguyễn Hữu Ngôn - Thanh Hoá bao năm nay vẫn miệt mài tìm “vàng son” trên báo cũ.

Ông Nguyễn Hữu Ngôn đặc biệt đam mê sưu tầm các bài báo viết về Bác Hồ

Ông Nguyễn Hữu Ngôn đặc biệt đam mê sưu tầm các bài báo viết về Bác Hồ

Quả ngọt tinh thần

Khệ nệ vác một chiếc thùng xốp to bọc kín, ông Ngôn cho biết, có hơn chục chiếc đều dùng để đựng báo cũ. Trước đây, ông xếp trên giá nhưng sợ mối mọt và thời tiết làm hư hỏng nên gần đây đã tìm cách bảo quản bằng thùng xốp.

“Nhiều người đến cứ tưởng tôi buôn hoa quả vì nhìn thấy 2 hàng thùng xốp chất cao hơn đầu người. Tôi nói đùa, đó cũng là một thứ quả nhưng là quả ngọt tinh thần”, ông Ngôn ví von.

Quả ngọt là bởi gần nửa thế kỷ, từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, cậu học trò Hữu Ngôn của miền quê văn vật Hoằng Hóa đã say mê đọc báo, sưu tầm báo.

Ông Ngôn nhớ lại những năm học chuyên văn Hàm Rồng, ở cùng với người bác ruột là một nhà báo trong khu tập thể.

“Thời điểm đó, sách báo quý lắm. Bởi thông tin gần như ngoài chiếc radio ra thì chỉ có thể tiếp nhận được từ sách, báo. Mà sách, báo thì vô cùng hiếm. Chính vì thế, khi được đọc nhờ một tờ báo, một bài báo, có khi phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Cũng vì thế, tôi bắt đầu có thói quen gìn giữ, sưu tầm sách báo. Có những bài báo tôi đọc từ thuở thiếu niên, giờ vẫn còn giữ được. Cái gì có được trong gian khó mới thấy càng quý hiếm”, ông Ngôn lý giải khởi nguồn đam mê sưu tầm báo giấy của mình.

Báo giấy được ông Ngôn lưu giữ bằng cách bọc kín trong các thùng xốp

Báo giấy được ông Ngôn lưu giữ bằng cách bọc kín trong các thùng xốp

Dù rất đam mê nghề báo nhưng theo định hướng của người cha, vốn là cán bộ công đoàn giáo dục huyện, chàng trai Hữu Ngôn theo học sư phạm Văn rồi trở thành thầy giáo. Sau này, khi chuyển sang một số lĩnh vực công tác khác như: văn hóa, tuyên giáo, xuất bản nhưng chưa bao giờ ông Ngôn “dứt tình” với các trang báo.

Ngồi bệt xuống nền nhà, ông mải miết trải các trang báo cũ ra khoe. Theo cách ví von của ông, gia tài bộ sưu tập báo cũ của ông không thể tính số tờ, số trang mà phải hàng ngàn m2. Từ các tờ báo thời kỳ đầu của cách mạng như: Sự Thật, Độc Lập, Cứu Quốc, Nhân Dân, Lao Động đến các tờ Thiếu niên Tiền Phong, Người Giáo viên Nhân dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên… đều được ông Ngôn xếp ngay ngắn trong các “hộp ký ức” của mình. Khách đến, chỉ cần nhắc “từ khóa”, ngay lập tức các thùng xốp sẽ được mở ra, không nhầm lẫn một tờ báo nào.

Gia tài báo cũ của ông Ngôn phải đo bằng... m2

Gia tài báo cũ của ông Ngôn phải đo bằng... m2

Ông Ngôn đặc biệt thích sưu tầm báo Xuân và các bài báo viết về Bác Hồ. Cho đến nay, số báo sưu tầm được mà ông quý nhất chính là báo Nhân Dân số 5621, phát hành thứ 6, ngày 5/9/1969 đăng Thông cáo đặc biệt về lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 “Tôi đã sưu tầm được rất nhiều sách, báo, tem, tranh, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Trong số đó, số báo đăng thông cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần được tôi giữ gìn cẩn thận hơn cả. Bởi đó là một thời điểm vô cùng xúc động cần phải được lưu giữ lại như một cách để bày tỏ niềm biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc”, ông Ngôn xúc động nói.

Đam mê sưu tầm báo đến mức những gì liên quan đến báo chí, ông Ngôn đều yêu quý. Vì thế, bộ sưu tập của ông còn có cả thẻ nhà báo qua các thời kỳ, các phong bì đựng báo gửi qua đường bưu điện từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Đặc biệt, món quà quý nhất trong bộ sưu tập báo chí của ông Ngôn chính là chiếc thẻ thông tín viên (tương tự như thẻ cộng tác viên ngày nay) của cha mình, một nhà giáo ham mê viết báo.

Thẻ nhà báo cũ của người bác ruột được ông Ngôn gìn giữ như 'báu vật' của gia đình

Thẻ nhà báo cũ của người bác ruột được ông Ngôn gìn giữ như "báu vật" của gia đình

Nuối tiếc những vàng son

Vẫn biết, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu của báo chí hiện đại. Bản thân cũng đã và đang là cộng tác viên cho một số tờ báo điện tử. Mặc dù vậy, theo ông Ngôn, viết bài cho báo giấy, đọc báo giấy vẫn có cái thú riêng của nó.

“Hồi xưa, chờ đợi một tờ báo giấy luôn có cảm giác hồi hộp như chờ một món quà tinh thần. Lên thành phố, nghe người bán báo dạo cất lên một tiếng rao: Ai báo đi! cũng cảm thấy xốn xang. Mấy năm gần đây sạp báo cũng dần thưa vắng”, ông Ngôn nuối tiếc chia sẻ.

Như để minh chứng cho sức hút của báo giấy, ông Ngôn dùng thao tác ghép măng sét qua các thời kỳ của một tờ báo địa phương để so sánh sự thay đổi tư duy biểu đạt của các họa sỹ thiết kế.

Ông Ngôn dùng thao tác ghép măng sét qua các thời kỳ của báo Thanh Hóa để so sánh sự thay đổi tư duy biểu đạt của các họa sỹ thiết kế

Ông Ngôn dùng thao tác ghép măng sét qua các thời kỳ của báo Thanh Hóa để so sánh sự thay đổi tư duy biểu đạt của các họa sỹ thiết kế

Là một người say mê nghiên cứu, sưu tầm văn hóa truyền thống, ông Ngôn cho rằng, báo chí bây giờ tuy nhanh nhạy thông tin nhưng thông tin có chiều sâu văn hóa đang ngày một ít.

“Ngày xưa, có những bài trên báo giấy mang tầm vóc của một chuyên luận, chuyên khảo. Tờ báo không chỉ là phương tiện truyền tải thông tin mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa. Không ít tờ báo giấy thực hiện các chuyên đề giá trị như những pho sách quý”, ông Ngôn bày tỏ sự nuối tiếc.

Tiếc nuối là vậy nhưng theo ông, báo điện tử và truyền thông đa phương tiện đang là một xu thế tất yếu. Thế nên, để có thể lưu giữ lâu dài bộ sưu tập báo giấy khổng lồ của mình, ông Ngôn đang dần số hóa các trang báo cũ, lưu giữ thành các thư mục điện tử.

Mấy năm gần đây, ông cũng hiến tặng nhiều hiện vật quý, trong đó có tư liệu báo chí cho các bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện khắp cả nước. Là một nhà nghiên cứu văn hóa, ông Ngôn mong muốn những giá trị truyền thống được lan tỏa nhiều hơn đến cộng đồng.

Ông Nguyễn Hữu Ngôn, sinh năm 1961, tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Trước khi nghỉ hưu, ông là Giám đốc NXB Thanh Hóa. Ông Ngôn đam mê nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết phê bình văn học nghệ thuật, viết báo, nhiếp ảnh, sưu tầm hiện vật cổ nhưng nổi bật hơn cả là nghiên cứu văn hóa truyền thống. Hiện ông đã xuất bản 14 đầu sách, nhận nhiều giải thưởng của trung ương và tỉnh Thanh Hóa.

Quang Duy  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).