Phong cách sống

Người thầy hơn 23 năm cần mẫn dạy chữ Khmer

Chủ nhật, 16/07/2023, 19:42 PM

Đúng 8 giờ sáng, tiếng đọc bài bằng tiếng Khmer của khoảng 20 học sinh vang lên tại một góc của ngôi chùa Cỏ Khía cũ. Đó cũng là lúc ông Danh Nghe (60 tuổi), ngụ ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang) dạy cho con em địa phương học chữ Khmer, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình…

Từ mùa hè năm 1999, ông Danh Nghe phối hợp chùa Cỏ Khía cũ vận động người dân trên địa bàn và các địa phương lân cận cho con em đến lớp học chữ Khmer. Ông Danh Nghe cho biết, khoảng cuối tháng 5 hàng năm, sau khi các trường học sắp kết thúc năm học, ông phối hợp chùa Cỏ Khía cũ kiểm tra lại phòng học, bàn ghế, chuẩn bị sách vở, xem lại bài giảng để chuẩn bị dạy chữ Khmer.

Đây cũng là thời điểm chuyển sang mùa mưa, vì vậy thời gian đầu việc dạy chữ Khmer gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, giao thông cản trở. Mặc dù vậy đã có rất nhiều trẻ em theo học, kể cả lúc mưa, gió và đó cũng là động lực giúp ông Danh Nghe dạy học hơn 23 năm qua.

Với ông Danh Nghe, được dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình cho thế hệ trẻ là niềm vui trong mỗi dịp hè. “Tôi muốn truyền đạt cho các em biết về văn hóa của dân tộc mình để giữ gìn và phát triển hơn. Khi học và viết được chữ Khmer, lớn lên các em có thể sử dụng vào việc học tập, công tác, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Các em có thể làm phiên dịch cho các công ty, nhà máy có sử dụng lao động là người Khmer; chỉ dẫn cho người dân nước bạn đến du lịch tại Việt Nam...”, ông Danh Nghe bộc bạch.

Ông Danh Nghe dạy chữ cho trẻ em đồng bào Khmer.

Ông Danh Nghe dạy chữ cho trẻ em đồng bào Khmer.

Lúc còn nhỏ, ông Danh Nghe được cha mẹ cho vào chùa Thứ Năm ở huyện An Biên (Kiên Giang) để tu và học chữ Khmer. Quá trình tu và học tập ở chùa Thứ Năm, bên cạnh sự chỉ bảo của các vị sư trong chùa, ông Danh Nghe còn tự học hỏi từ sách, báo tiếng Khmer. Nhờ vậy, ông thông thạo đọc và viết chữ Khmer, có thể dạy các phép tính bằng chữ Khmer từ lớp 1 đến lớp 5. Dù là thầy giáo không chuyên, nhưng hơn 23 năm qua, vào mỗi dịp hè, ông Danh Nghe lại cần mẫn dạy chữ Khmer cho hàng chục học sinh là con em đồng bào Khmer ở địa phương…

Chúng tôi đến chùa Cỏ Khía cũ vào một buổi sáng sớm. Lớp học bắt đầu lúc 8 giờ với hơn 20 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Phòng học nhỏ, đơn sơ, vang lên tiếng đọc bài của các em. Dù bàn ghế, tập sách cũ nhưng chứa đựng những hàng chữ mới thẳng hàng, nắn nót. Theo ông Danh Nghe, trước đây, vào mỗi dịp hè có gần 50 em đến chùa học chữ Khmer. Sau này, nhiều em theo cha mẹ đi làm ăn xa nên không còn theo học.

Tuy chỉ là những lớp ngắn hạn trong thời điểm nghỉ hè hàng năm nhưng lớp dạy và học chữ Khmer luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Ông Danh Nghe cho biết: “Thời gian tới, lớp học sẽ tăng cường dạy tất cả các ngày, cả thứ bảy, chủ nhật, bởi thời gian nghỉ hè 3 tháng là quá ngắn. Tôi cố gắng vận động các em tới lớp, trực tiếp tiếp thu kiến thức, nắn nót cho các em từng chữ viết”.

Ông Danh Nghe dạy chữ cho trẻ em đồng bào Khmer.

Ông Danh Nghe dạy chữ cho trẻ em đồng bào Khmer.

Qua 5 dịp hè học chữ Khmer với thầy Danh Nghe, em Danh Phúc Thọ, học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang) chia sẻ: “Thầy rất thương học trò, nhiệt tình, tận tâm, dạy dễ hiểu nên các bạn rất quý thầy và chú tâm học tập thật tốt. Trước đây, em thường xuyên nghe cha mẹ hay người dân trong xóm nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer, em hiểu nhưng không biết viết. Giờ em có thể nói, đọc và viết được chữ của dân tộc mình. Em thấy rất vui và tự hào”.

Chùa Cỏ Khía cũ không chỉ là nơi học chữ Khmer mà còn là nơi vui chơi, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc vào mỗi dịp hè. Em Tạ Minh Tú - học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Thới Quản 1 cho biết đã học thầy Danh Nghe được 3 mùa hè. Đến chùa, được thầy dạy chữ, gặp gỡ bạn bè để vui chơi, em rất thích.

Đại đức Danh Ên - trụ trì chùa Cỏ Khía cũ cho biết: “Hiện nay, các trường học trên địa bàn không có chương trình dạy chữ Khmer. Đồng bào, phật tử Khmer ở đây rất quý ông Danh Nghe, bởi chính ông đã rèn luyện cho nhiều thế hệ con em đồng bào biết đọc và viết chữ Khmer, giữ bản sắc của dân tộc mình”.

Ông Danh Nghe tâm sự, hàng ngày, nhìn thấy con em biết đọc, biết viết chữ Khmer là ông rất vui và hạnh phúc. Ông mong thời gian tới, học sinh của ông có được tập, viết mới vào mỗi dịp học hè; lớp học được hỗ trợ dụng cụ, thiết bị dạy học để học sinh dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Đặc biệt, có thêm nhiều sách dạy chữ Khmer để các em có thể mượn về nhà học nếu không đến lớp được…

Theo Quốc Trinh/ Báo Kiên Giang

Xem bài viết gốc tại đây

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Chiều ngày 10/3/2025, ngay sau khi trở về Cần Thơ từ TP.HCM, Hoa hậu, Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Giàu đã có buổi trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Gia Đình Việt Nam về quyết định hiến mô – tạng của mình. Trước đó, cô đã chính thức hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 4/3.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?

Bí quyết

Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025

Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.

Tháng Giêng không ăn chơi

Tháng Giêng không ăn chơi

Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".