Nhiều đóng góp quan trọng của phụ nữ An Giang
Thời gian qua, phụ nữ An Giang có những đóng góp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Trong 5 năm qua (2016-2021), toàn tỉnh có 15.384 lượt nông dân nữ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” 4 cấp. Tiêu biểu như bà Bùi Thị Thu Hoa (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, nông dân giỏi lĩnh vực tiêu thụ nông sản); Sơn Thị Kim Liên (xã An Hòa, huyện Châu Thành, nông dân giỏi về sản xuất lúa); Đinh Thị Mỹ Lệ (xã Long Giang, huyện Chợ Mới, nông dân giỏi về sản xuất rau màu)... Đội ngũ nữ doanh nhân tỉnh luôn năng động, sáng tạo, phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, tích cực tham gia an sinh xã hội và phòng, chống dịch... Nhiều nữ doanh nhân được trao tặng danh hiệu cao quý, giải thưởng trong nước và quốc tế.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang Lê Bích Phượng cho biết: “Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thực hiện chủ trương của tỉnh, phụ nữ tích cực thi đua “Lao động giỏi”, chủ động nắm bắt kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, khôi phục, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương, tạo ra sản phẩm đặc trưng, như: Mắm, khô, đường thốt nốt, đậu nành rau; sản phẩm thủ công, mỹ nghệ làm từ cây thốt nốt, chằm nón, đan đát. Nhiều sản phẩm truyền thống nổi tiếng của phụ nữ dân tộc thiểu số Chăm, Khmer, như: Dệt thổ cẩm, lãnh Mỹ A, thêu chữ thập Kim Chi... được tôn tạo, vang danh trong và ngoài nước, phục vụ du lịch”.
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ chiếm gần 60% toàn ngành, được đào tạo đạt chuẩn, lực lượng nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các chị say mê nghiên cứu khoa học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nữ ngành y tế nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, rất nhiều nữ y, bác sĩ không quản hiểm nguy, khó nhọc, tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, phụ nữ lực lượng vũ trang tích cực tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Phát huy truyền thống yêu nước, phụ nữ có nhiều đóng góp xứng đáng giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nội địa...
Ở lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng được nâng cao vị thế và vai trò, đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, nữ đại biểu dân cử đều tăng về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ được bầu vào cấp ủy, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp tăng về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể, tỷ lệ nữ được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 tăng 9,1%; cấp huyện tăng 4,3% và cấp cơ sở tăng gần 3% so nhiệm kỳ trước. Bộ máy tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện và 96% (150/156) cán bộ chuyên trách cấp cơ sở có trình độ đại học, sau đại học. Đội ngũ nữ trí thức không ngừng tăng về số lượng và chất lượng.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ An Giang phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; tích cực học tập nâng cao năng lực, trình độ, chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
Theo Hạnh Châu
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…