Xưa - Nay

Nhiều hiện vật lịch sử được hiến tặng dịp kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương

Thứ sáu, 24/11/2023, 09:03 AM

(NSMT ) - Chiều 23/11, Bảo tàng Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và trao tặng kỷ niệm chương cũng như tiếp nhận hiện vật do cá nhân hiến tặng thi đua chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn tài sản của dân tộc, sau khi nước nhà giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ngày 23/11/1945, "Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện".

Sắc lệnh có các nội dung cơ bản như: khẳng định việc bảo tồn di sản văn hóa là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam, cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, sách vở có giá trị lịch sử...

z4907995383650_5bec35a781d4f605849d7e82ef4969ef

Nội dung Sắc lệnh tuy ngắn gọn, súc tích nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta sau khi giành độc lập, có giá trị ý nghĩa đối với việc bảo tồn di sản văn hóa. Xuất phát từ ý nghĩa đó, trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là "Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam", nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Từ đó đến nay, hằng năm ngày di sản văn hóa Việt Nam trở thành ngày hội lớn đối với ngành di sản trong cả nước, những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của nước ta đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hoá được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hoá được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia.

Công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Cần Thơ cũng đạt được kết quả quan trọng, hiện nay có 4 bảo vật quốc gia, 38 di tích LS-VH được xếp hạng; 6 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục quốc gia, đặc biệt nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Để góp phần bảo tồn và phát huy di sản, hiện nay các loại hình di sản văn hóa đang được tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, ghi nhận, bên cạnh đó Bảo tàng thành phố cũng khởi động thực hiện triển khai thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2023 -2030.

z4907995383649_78ac6e80a2ae9eac427e3ad775b6566c
z4907995420638_3fb9ee735cbb2ff6ba1248c714bf938e

Bên cạnh đó, qua 2 tháng phát động, Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã vận động được 30 tập thể, cá nhân với 39 lượt đã hiến tặng 164 tư liệu, hiện vật. Các tư liệu, hiện vật phong phú đa dạng về hình dáng, chủng loại, niên đại văn hóa và tính dân tộc, cụ thể như sau:

Một số hiện vật là cổ vật thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn như nồi đất nung, những hạt chuỗi được chế tác bằng thủy tinh, đá quý…; đồng tiền kim loại thời Hán; hũ đất nung thời Lê; một số vật dung sinh hoạt bằng đất nung hay gốm tráng men vẽ hoa văn thế kỷ XIX – XX; những di vật là thẻ cử tri của các thời kỳ lịch sử khác nhau, những vật dụng sinh hoạt được sử dụng trong thời kỳ sau giải phóng miền Nam (thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX, từ những chiếc áo dài cưới, áo bà ba của người thân viên chức – người lao động, đến những cái nồi, tô, chén, bát, khay, hộp... được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày để lại dấu ấn của một thời kỳ lịch sử, những loại tiền đồng đến tiền giấy mà nay không còn sử dụng nữa… các loại cân, chiếc đồng hồ, máy ảnh… được người dân Cần Thơ và một số địa phương trong khu vực ĐBSCL sử dụng…

Trước đó, trong đợt vận động vào tháng 5/2023, Bảo tàng Cần Thơ cũng đã vận động cá nhân, nhà sưu tập hiến tặng 90 hiện vật, trong đó có rất nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý.

Việc vận động hiến tặng hiện vật năm 2023 đã thu được nhiều tư liệu, hiện vật giá trị, góp phần làm phong phú kho tư liệu hiện vật, bổ sung các bộ sưu tập hiện vật cho bảo tàng. Đây là việc làm có ý nghĩa, nhằm tăng cường số lượng và loại hình hiện vật, bổ sung các bộ sưu tập đang lưu giữ tại kho cơ sở, phục vụ cho nhu cầu trưng bày nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, những giá trị di sản văn hóa của dân tộc và địa phương.

Thanh Hải  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.