Nhớ cơm cháy bếp củi
Trong ký ức về một thời “gạo châu củi quế” của nhiều người vẫn còn nguyên vẹn tiếng cạo đít nồi cơm rồn rột để lấy giề cơm cháy giòn rụm. Có những cái rất đỗi bình thường nhưng khi xa sẽ trở thành kỷ niệm, thành nỗi nhớ canh cánh trong lòng…
Đã qua cái thời ăn sao cũng được, miễn no. Mặc sao cũng được, miễn ấm. Bây giờ đất nước phát triển, món ngon vật lạ ê hề thì nhiều người lại có xu hướng quay về với những món ăn đạm bạc, ngày xưa chỉ những người nghèo khó mới quen dùng như: cá hủn hỉn kho sả ớt, bầu luộc chấm chao, hột vịt dầm tương…
Trong ký ức một thời "gạo châu củi quế” của nhiều người vẫn còn nguyên vẹn tiếng cạo đít nồi cơm rồn rột để lấy cơm cháy- lớp cơm vàng rụm nằm sát đít nồi. Đối với gia đình khá giả khi ấy, cơm cháy là phần phụ phẩm của nồi cơm, thường chỉ dùng để nuôi heo. Nhưng với nhà nghèo, phải chắt chiu từng hạt gạo cho lũ con cháu đói no lòng thì giề cơm cháy vàng ruộm, giòn khấu rất hấp dẫn kia lại khiến lũ trẻ tranh giành chí chóe.
Theo một số người sành ăn, cơm nấu bằng than đước (than đá tỏa nhiệt lượng cao nên dễ làm khét lớp cơm cháy dưới đít nồi) là ngon nhất. Tuy nhiên, giá than đước không hề rẻ nên chất đốt thông dụng trong những gia đình bình dân thời bao cấp vẫn là các loại củi: đước, vẹt, tràm, sú, mắm…
Khi cơm sôi đều, người ta chắt nước cơm màu trắng đục bổ dưỡng ra tô, rút bớt củi trong bếp ra sau đó đậy nắp nồi thật kín. Rút bớt củi sao cho vừa để số than con lại trong bếp đủ nhiệt lượng cho cơm trong nồi chín đều, không sống, không khét là cả một nghệ thuật. Bởi thế trong dân gian mới mượn câu chuyện này để khuyên răn về cách ứng xử trong đời sống vợ chồng:
“Chồng nóng thì vợ bớt lời
Cơm sôi lửa nhỏ cả đời không khê (khét)”.
Theo tập quán người Nam Bộ, trước khi ăn nồi cơm phải được xới đều. Sao cho trong mỗi chén cơm của từng người phải có sự “hiện diện” của lớp cơm mặt, lớp cơm giữa, lớp cơm cuối cùng sát giề cơm cháy. Ai ăn “cơm hớt” là vô duyên, là thiếu giáo dục. Bởi vậy, những kẻ mách lẻo, hay hóng chuyện của người khác thường bị mắng là “đồ cái thứ ăn cơm hớt”.
Trong mái tranh nghèo, vợ chồng con cái xúm xít nhau bên nồi cơm gạo mới bốc khói thơm lừng với những món ăn đạm bạc: ơ cá lòng tong nước mắm đồng kho quẹt, dĩa rau tập tàng hái trong vườn nhà luộc, tô nước cơm thay canh…Tuy nó không cao sang nhưng ung dung tự tại, đơn sơ mà hạnh phúc.
Riêng cái lớp cơm cháy buồn thiu nằm sát dưới đáy nồi thường bị nhà giàu hắt hủi lại trở thành niềm vui, sự háo hức của bọn trẻ nhà nghèo. Do nằm dưới đáy nên giề cơm cháy là nơi tích tụ vị ngọt, chất dinh dưỡng của nguyên cả nồi cơm. Trong ánh mắt chờ đợi, thèm thuồng đang trong tuổi ăn tuổi lớn, người mẹ trẻ vừa khéo léo dùng đũa bếp cạy giề cơm cháy dưới đít nồi, vừa mắng yêu: “Mấy con đừng có chộn rộn rồi mỗi đứa sẽ có một phần cơm cháy bằng nhau. Chờ mẹ chút xíu, thằng Hai đừng có đánh em chớ!”.
Nhu cầu thưởng thức món cơm cháy xuất hiện như một trào lưu trong tầng lớp thị dân ngày càng khá giả.
Ăn cơm cháy đúng điệu là phải ăn bốc bằng tay. Cầm giề cơm cháy thơm lừng (sang hơn thì phết thêm chút mỡ hành vì thời đó ai cũng thiếu chất béo), bẻ một miếng quẹt vào ơ cá kho khô bằng nước mắm đồng nguyên chất rồi đưa vào miệng nhai giòn rụm. Cái ngọt ngào của cơm lúa mới hòa quyện với vị mằm mặn, beo béo của nước mắm đồng kho quẹt thành một tổng thể hương và vị tuyệt vời khiến người khó tính nhất cũng phải thầm cảm ơn đất trời vì đã cho mình sinh ra vào nền văn minh lúa nước”.
Lần nọ, một cô bạn học cũ đang sinh sống ở nước ngoài gửi tin nhắn cho tôi hình ảnh chai nước mắm nhãn hiệu Việt nhưng lại có chữ Thái, chữ Tàu tùm lum, than: “Bình thường chai nước mắm này trong các siêu thị ở Mỹ chỉ có giá 5 USD. Gặp mùa dịch Covid 19, giá nó tăng gấp 3 lần, 15 USD một chai. Nhưng thèm cơm cháy quá nên phải mua về làm kho quẹt”.
Không có gì đảm bảo chai nước mắm trong hình cô bạn Việt Kiều gửi cho tôi được cất từ đạm cá nguyên chất. Cũng như giữa xứ cờ hoa làm sao cô ấy kiếm được cà ràng, bếp củi để thưởng thức giề cơm cháy đúng điệu? Nhưng thôi, chút hoài niệm về quê nhà sẽ làm ấm lòng hơn những người con tha phương giữa thời thổ tả.
Gần đây, nhu cầu thưởng thức món cơm cháy xuất hiện như một trào lưu trong tầng lớp thị dân ngày càng khá giả. Từ vỉa hè đến nhà hàng sang trọng đều có mặt món cơm cháy với đủ các biến thể: cơm cháy kho quẹt, cơm cháy chà bông, cơm cháy phô mai, cơm cháy trứng cá caviar…
Tuy nhiên, cái gọi là “cơm cháy” này được chế biến theo kiểu: lấy cơm nạc tán đều, áp chặt vào mặt chảo kim loại rồi đốt bằng bếp gas cho nên khi hạt cơm trở màu vàng trong khi cái “hồn” của cơm cháy nằm ở những hạt cơm đã tích tụ vị ngọt của cả nồi cơm. Hay là tại tôi khó tính quá chăng?
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.