Làm đẹp

Những điều cần biết về mụn tuổi dậy thì

Thứ hai, 30/05/2022, 10:13 AM

(NSMT) - Mụn xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì là điều hoàn toàn bình thường, nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các bạn không có nhiều kinh nghiệm với vấn đề này. Vì sao mụn lại xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì? Chăm sóc da bị mụn tuổi dậy thì thế nào? Cùng khám phá bài viết sau đây để có thể giải đáp vấn đề này nhé!

Dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Bạn gái phát triển bộ phận ngực và bắt dầu có kinh nguyệt. Bạn trai thì phát triển tinh hoàn và dương vật. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.

Nguyên nhân gây mụn?

Trong giai đoạn dậy thì, hormone giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể và thúc đẩy các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây ách tắc lỗ chân lông tạo cơ hội cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes gây mụn. Ngoài ra ở lứa tuổi này ý thức, kiến thức về vệ sinh và chăm sóc da còn chưa đúng cách, ăn uống  tùy thích (thường sử dụng nhiều thức ăn nhanh, nước uống có ga, bánh kẹo,...) cũng là nguyên nhân gây mụn. 

Các dấu hiệu của mụn trứng cá tuổi dậy thì?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, vùng mặt, lưng, cổ là những vị trí mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Nên các khu vực này thường là tâm điểm xuất hiện mụn. Một số dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bao gồm :

- Bắt đầu hình thành lên nốt mụn trên da.

- Biểu hiện viêm sưng có mủ dễ nhầm lẫn với hiện tượng viêm lỗ nang lông nhưng viêm lâu và sưng to hơn.

- Cảm giác ngứa ngáy, đau đớn do hiện tượng viêm kèm theo đó là nóng, sốt, nổi hạch.

- Xuất hiện mủ, tạo viền đỏ khác biết với các vùng da khác

- Nốt mụn có hiện tượng khô đầu và xuất hiện nhân bên trong. Có thể gây cộm dưới da, khi nhân mụn bị bong ra sẽ tạo thành lõm sâu.

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Thời điểm mụn dậy thì thường xuất hiện

Tuổi dậy thì thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể ở các bạn trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Bạn gái có xu hướng dậy thì sớm hơn các bạn trai. Độ tuổi dậy thì ở bạn gái khoảng 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập.

Tỷ lệ thuận với thời gian dậy thì là thời gian xuất hiện mụn trứng cá. Các bạn gái khi có dấu hiệu kinh nguyệt sẽ bắt đầu nổi mụn, thể hiện rõ nhất là thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt. Mụn thường xuất hiện từ 13 tuổi trở lên ở bạn gái. Bạn trai thì có xu hướng chậm hơn bạn gái 1 -2 năm.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Mụn dậy thì kết thúc khi nào, tại sao qua tuổi dậy thì vẫn bị mụn?

Độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng kết thúc dậy thì ở tuổi 15 -17 trong khi ở nam giới khoảng 16 -18 tuổi. Cũng đồng nghĩa với khả năng hết mụn trứng cá của các bạn dao động từ năm 15 – 18 tuổi.

Mụn thường xuất hiện trong độ tuổi dậy thì, khi đó nội tiết tố chưa được cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến ách tắc lỗ chân lông và gây ra mụn. Chính vì vậy, đa phần từ 20 tuổi trở đi, lúc đó nội tiết tố trong cơ thể đã ổn định thì tình trạng mụn sẽ giảm đi đáng kể, khả năng xuất hiện và tái phát là rất thấp. Nhưng sau tuổi dậy thì bạn vẫn chịu rất nhiều tác động từ môi trường khác như: thiếu ngủ, thức khuya, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, strees, căng thẳng, trang điểm hay đơn giản là vệ sinh cá nhân kém.

Các cách chăm sóc da tuổi dậy thì

Điểm khởi đầu để chăm sóc da tốt là luôn cố gắng giữ cho tất cả các vùng da dễ bị mụn thật sạch sẽ nhưng không nên rửa mặt quá nhiều và không nên chà xát da mạnh khi rửa mặt. Mụn trứng cá không phải do bụi bẩn, rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày là đủ. Rửa mặt quá nhiều có thể khiến da bị kích thích và khô, kích thích tuyến tiết sản xuất ra dầu nhiều hơn, làm tăng nguy cơ nổi mụn. Việc chà xát mạnh trên da, nhất là vùng da dễ nhạy cảm như da mặt, sẽ dễ gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh rửa vùng dễ bị mụn bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nước ấm là tốt nhất để không làm trầm trọng thêm tình trạng da.

Bên cạnh đó, các sản phẩm được lựa chọn chăm sóc da cũng cần thận trọng. Các sản phẩm có chứa cồn hoặc các chất làm se da khác hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể gây tăng kích ứng da và làm co lỗ chân lông, thường khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, khi cần bôi kem chống nắng với các hoạt động ngoài trời, nên chọn các loại kem không chứa dầu hoặc không gây dị ứng.

Nếu các tổn thương mụn bị bội nhiễm, tức có sự tham gia của các vi khuẩn gây bệnh, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khao da liễu để có thể được tư vấn và kê đơn thuốc kháng sinh dùng tại chỗ. Thuốc kháng sinh uống hoặc các loại thuốc trị mụn khác như isotretinoin đôi khi được yêu cầu kèm theo, vừa cải thiện cấu trúc da dầu, hạn chế hình thành mụn, vừa tăng sức khỏe cho cấu trúc của làn da.

Mặt khác, không tùy tiện lấy hoặc gây kích ứng mụn bằng cách nặn mụn hay mọi biện pháp cố ý làm cho mụn trứng cá bị vỡ ra. Một số bạn trẻ có thói quen đưa tay lên mặt để sờ nắn hay gãi mụn cho bớt đau, ngứa ngáy khó chịu. Điều này có thể gây viêm nhiều hơn, nhiễm trùng nặng nề hơn và dễ lan rộng ra. Bên cạnh đó, các biện pháp can thiệp trên da trong giai đoạn điều trị da dầu mụn tuổi dậy thì cũng không được khuyến khích, như tránh tẩy lông, tẩy tế bào chết...

Tóm lại, chăm sóc da thì đòi hỏi cần có kế hoạch điều trị từ từ, cần thời gian và sự kiên nhẫn. Đồng thời, việc này còn là quá trình riêng của mỗi bạn, đôi khi cần có sự trợ giúp từ cha mẹ và bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh tình trạng mụn tuổi dậy thì trở nên trầm trọng hơn.

Chuông Mây (t/h)  
Kem chống nắng dạng kem hay xịt tốt cho da hơn?

Kem chống nắng dạng kem hay xịt tốt cho da hơn?

Mùa hè đến là lúc chị em “săn lùng” các sản phẩm chống nắng để bảo vệ làn da tối ưu nhất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chống nắng với đa dạng mẫu mã, kết cấu và thương hiệu khác nhau. Một trong những băn khoăn của chị em đó là sản phẩm chống nắng dạng kem hay xịt tốt hơn?

Quần áo bó sát: Thời trang

Quần áo bó sát: Thời trang "phang" sức khỏe

Trang phục bó sát thường đem lại cảm giác thời trang, được nhiều người sử dụng để khoe đường cong ấn tượng của cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng

5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng

Mùa hè là thời điểm da dễ bị khô và thiếu nước do tác động của ánh nắng mặt trời, môi trường nóng ẩm. Để duy trì làn da căng mịn cần lưu ý 5 tips chăm sóc dưới đây.

Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay

Mệt mỏi vì nổi mụn, “bỏ túi” ngay 7 giải pháp cho mùa hè năm nay

Những giải pháp này sẽ giúp làn da luôn sạch, không mụn và đặc biệt căng bóng dù thường xuyên tiếp xúc với nắng mùa hè.

4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả

4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả

Say nắng là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong những ngày hè, xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ

7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ

Mọi dấu hiệu của sự lão hóa đều là vết tích của thời gian. Tuổi tác sẽ không còn là vấn đề nếu bạn biết được 7 bí quyết trẻ đẹp dưới đây.

Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?

Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?

Vào những ngày nắng nóng, áo chống nắng trở thành vật bất ly thân của nhiều người khi di chuyển ngoài trời. Vì thế, cần lựa chọn áo phù hợp và chống tia UV hiệu quả.