Những điều kiêng kỵ ngày Tết các gia đình cần biết để tránh rước tai họa vào nhà
(NSMT) - Ông bà ta có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", vì vậy trong những ngày đầu của năm mới, gia đình bạn nên hạn chế những điều sau đây để tránh rước những điều không may mắn vào nhà.
Không đổ rác, quét nhà ngày đầu năm
Đây là một phong tục khá lâu đời và xuất phát từ một truyền thuyết tại Trung Quốc. Truyện kể rằng, một ông lái buôn được Thủy thần dành tặng cho một cô người hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ ngày có Như Nguyệt, nhà ông trở nên phát tài và giàu có. Đến một năm, vào ngày mùng 1 Tết, Như Nguyệt sơ ý mắc lỗi liền bị ông chủ đánh đập rất tàn nhẫn. Tủi thân, nàng hóa thành đống rác cạnh cửa ra vào. Lái buôn không biết điều đó đã sai người mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở nên nghèo khó.
Do đó mà người ta tin rằng, không nên đổ rác, quét nhà vào ngày mùng 1 tết, vì như vậy thì tài lộc sẽ tan biến hết, gặp nhiều khó khăn.

Không nên quét nhà, đổ rác vào 3 ngày đầu năm. Ảnh: Internet.
Kiêng nói những điều xui
Điều kiêng kỵ trong những ngày Tết cần tránh là nói những điều xui. Vì những từ không may mắn được nói ra trong ngày đầu năm mới sẽ khiến bản thân người nói và gia đình gặp vận hạn, xui xẻo. Vậy nên đầu năm mới, hãy dùng những từ tốt đẹp cho nhau như chúc may mắn, an khang thịnh vượng, tấn tài tấn lộc. Và chắc chắn là bạn cũng luôn nở nụ cười thật rạng rỡ khi đến chúc Tết người thân.
Không vay mượn, trả nợ
Người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ trong ngày đầu tháng, đầu năm mới để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không thuận lợi trong công việc, làm ăn, kinh doanh.
Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm của cha ông ta, trong ngày đầu xuân, con người mở cửa để đón tài lộc vào nhà, nếu cho vay mượn tiền hoặc trả nợ giống như "dâng" tài lộc cho người khác.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con và thanh niên trong những ngày đầu năm thường được người lớn tuổi trong gia đình dặn dò phải đi đứng thật cẩn thận, tránh trượt chân vấp ngã vì như vậy sẽ bị xui xẻo cả năm. Vấp ngã hay trượt chân tượng trưng cho trục trặc, cản trở, không thuận lợi.
Kiêng kỵ người không hợp tuổi xông đất đầu năm
Phong tục xông đất thường được thực hiện vào sau giờ khắc giao thừa cho đến buổi sáng ngày mùng 1, người bước vào nhà đầu tiên sau thời khắc giao thừa sẽ được coi là người xông đất đầu năm cho gia đình đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn quan niệm về niềm vui, hạnh phúc, tiền tài, sức khỏe chịu ảnh hưởng của người xông đất. Vì vậy, cho đến ngày nay người ta thường nhờ người xông đất dựa vào hợp tuổi với gia đình mình.

Xông đất là phong tục có từ xa xưa của người Việt với mong muốn có được sự may mắn và bình an trong năm mới. Ảnh: Internet.
Hơn nữa, trong phong tục xông đất đầu năm người ta cũng có những kiêng kỵ về người xông đất nhà mình như: Những người nặng vía, không hợp tuổi với gia chủ, người có tang thì không nên xông đất cho người khác. Vì người xưa quan niệm rằng họ sẽ mang đến những điều xui xẻo cả năm cho gia đình.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình: "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"
(NSMT) - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức lễ Khai mạc các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025), với nhiều nội dung cụ thể, phong phú, lan tỏa sâu rộng thông điệp: "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương". Tham dự lễ khai mạc và hội nghị có bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể Thao & Du lịch TP. Cần Thơ.
Sắc màu thành phố Cần Thơ qua góc nhìn trẻ thơ
(NSMT) - Hướng đến xây dựng hình ảnh con người Cần Thơ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các phẩm chất "Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức "Hội thi vẽ tranh và triển lãm tranh năm 2025". Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho các em học sinh.
Trưng bày 250 hình ảnh, hiện vật, sách, báo quý về báo chí cách mạng ở Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/6, tại Thư viện TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm chuyên đề “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 19/6 đến 30/6.
Tình đồng hương lan tỏa trên đất Tây Đô
(NSMT) - Hội thi Văn nghệ "Tình đồng hương trên đất Tây Đô" lần thứ II - năm 2025 vừa diễn ra tại Đại học Cần Thơ đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc đắt giá về tình đất, tình người. Không chỉ là một sân chơi nghệ thuật, chương trình còn là cầu nối gắn kết cộng đồng sinh viên Bạc Liêu - Cà Mau đang học tập tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành lân cận.
Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ góp phần tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt
(NSMT) - Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa tổ chức show diễn 'Thị'. Chương trình tổ chức nhằm mục đích tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt Nam trong chiều dài văn hoá - lịch sử.
Dư âm Press Cup 2025 sau tiếng còi mãn cuộc
Press Cup 2025 đã khép lại sau những trận cầu rực lửa. Sau những cuộc giao lưu đoàn kết, các cầu thủ lại trở về với công việc, cuộc sống nhưng dư âm thì vẫn còn đó.
Gala "Siêu cúp báo chí" Việt Nam–Thái Lan: "Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa những người làm báo hai quốc gia"
Gala "Siêu cúp báo chí" được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để những người làm báo hai quốc gia giao lưu, gắn kết qua hoạt động thể thao mang đậm tinh thần hữu nghị.