NSND Hoàng Cúc: "Cha sẵn sàng viết đơn cắt hộ khẩu để tôi thoát ly gia đình theo đuổi nghệ thuật"
"Khi biết thông tin về cuộc thi viết “Cha và con gái”, tôi đã đặt bút viết ngay bởi chỉ cần nhắc đến cha, những kỷ niệm như cuốn phim quay chậm lại ùa về khiến cảm xúc tuôn trào trên trang giấy", NSND Hoàng Cúc tâm sự.
NSND Hoàng Cúc được xem là một trong những diễn viên gạo cội của làng sân khấu và điện ảnh Việt Nam. Bên cạnh tài năng diễn xuất với những vai diễn có chiều sâu về tâm lý, Hoàng Cúc còn được xem là biểu tượng nhan sắc của dàn mỹ nhân thập niên 1980 phía Bắc.
Khi đó, Hoàng Cúc được mọi người ưu ái gọi bằng danh xưng "mỹ nhân màn ảnh" vì vẻ đẹp đằm thắm, đúng chuẩn phụ nữ Việt Nam. Thời điểm những năm 1970 - 1980 và đến tận bây giờ, NSND Hoàng Cúc vẫn nhận được nhiều sự mến mộ của đông đảo công chúng.
Nổi danh là vậy nhưng có lẽ không nhiều người biết được hành trình theo đuổi đam mê nghệ thuật vô cùng đặc biệt của NSND Hoàng Cúc. Trong hành trình ấy, người đồng hành và cũng là người góp phần lớn nhất để tạo nên sự nghiệp thành công của bà chính là người cha. Chính ông đã cảm nhận và nhìn thấy khát vọng mãnh liệt về nghệ thuật trong tâm hồn còn non nớt và nổi loạn lúc thiếu thời của NSND Hoàng Cúc.
Những mảnh ký ức đầy xúc cảm về cha đã được NSND Hoàng Cúc chắp bút và gửi gắm qua tác phẩm “Cha tôi, người quan trọng nhất trên con đường nghệ thuật của tôi”. Đây cũng là bài dự thi đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức.
Chia sẻ với Gia đình Việt Nam, NSND Hoàng Cúc tâm sự: “Khi biết thông tin về cuộc thi viết “Cha và con gái”, tôi đã đặt bút viết ngay bởi chỉ cần nhắc đến cha, những kỷ niệm như cuốn phim quay chậm lại ùa về khiến cảm xúc tuôn trào trên trang giấy. Mặc dù, những ký ức về cha có thể phai nhạt đi theo năm tháng, theo những biến động của cuộc sống, những chi tiết hay bức ảnh cũng chẳng còn rõ nét như thuở ban đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng tình cảm dành cho cha vẫn luôn nằm sâu trong trái tim mỗi người con.”
Nhắc về cha mình, NSND Hoàng Cúc không khỏi bồi hồi. Bà cho biết mình là con út trong gia đình có 9 anh chị em. Người cha trong ký ức của NSND Hoàng Cúc là người khó tính, hay đi làm xa nhà và thường dạy con theo cách “thương cho roi cho vọt”. Thế nhưng, đối với con gái út, người cha ấy chưa một lần đánh đòn, một cái bạt tai cũng tuyệt nhiên không.
Chính cha cũng là người đã ủng hộ NSND Hoàng Cúc theo đuổi con đường nghệ thuật, bất chấp sự phản đối từ mẹ của bà bởi mẹ thương con thì muốn con ở nhà, không muốn con gái theo cái nghề mà xã hội lúc bấy giờ vẫn hay gọi là “xướng ca vô loài”.
Thậm chí, khi NSND Hoàng Cúc có giấy báo trúng tuyển trường nghệ thuật, người cha ấy còn sẵn sàng viết đơn cắt hộ khẩu, để con thoát ly gia đình, để con gái có thể tự do theo đuổi đam mê.
“Nhiều chục năm qua rồi, tôi vẫn nhớ như in lời cha nói khi biết tôi trúng tuyển cuộc thi hát: "Phải đi chứ. Thoát ly gia đình mà đi. Chỉ có nghệ thuật mới khiến cho tâm hồn của con được tự do. Con mới được sống đúng là mình.
Cha đã mất mà chưa kịp chứng kiến sự trưởng thành của tôi trong nghệ thuật. Có lẽ đó là nỗi ân hận nuối tiếc nhất mà cuộc đời khiến tôi phải gánh chịu”, NSND Hoàng Cúc tâm sự trong bài dự thi của mình.
Theo NSND Hoàng Cúc, cuộc thi “Cha và con gái” đã giúp những tâm sự chân thành ấy cùng tình cảm dành cho cha tưởng như chỉ luôn cất giấu trong trái tim nay được thể hiện qua từng câu chữ.
“Với tôi, đã là văn chương và tình cảm thì không có sự phân biệt. Dù là người nổi tiếng hay những cây viết chuyên nghiệp hay kể cả những người lao động bình thường nhất thì tình cảm vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời của mỗi người và ai cũng có thể cầm bút để viết nên câu chuyện của riêng mình”, NSND Hoàng Cúc chia sẻ.
Cuộc thi viết "Cha và con gái" đã cất cánh cho những yêu thương thầm kín, nhưng tâm tư từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Đúng như nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo cuộc thi nhận xét, với tất cả những ai tham gia cuộc thi, họ đều nhận được những giá trị rất lớn đó là bày tỏ được tình cảm, thổ lộ tình yêu thương chân thành đối với cha và con gái. Đó là điều lớn hơn bao giờ hết, lớn hơn cả về giá trị vật chất.
Cuộc thi viết “Cha và con gái” khép lại cũng là lúc mỗi người trở lại với cuộc sống thường nhật. Nhưng chắc chắn những câu chuyện về cuộc đời, về gia đình, về tình cảm cha con sẽ còn đọng mãi trong tâm trí mỗi người. Để rồi từ đó, ta lại thêm yêu, thêm thấu hiểu và sẻ chia với người cha, người con của chính mình.
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương, chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.
Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con
Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.