Ông nông dân miền Tây trị vấn nạn cá lau kiếng bằng cách… đem ủ nước mắm
Nông dân ở Tiền Giang trị vấn nạn cá lau kiếng bằng cách đem ủ nước mắm thu được sản phẩm có màu vàng bắt mắt, mùi vị thơm ngon không thua nước mắm làm từ cá biển và các loại cá đồng khác.
Cá lau kiếng có tên khoa học là Hypostomus Plecostomus, còn gọi là cá tỳ bà, là loài sinh vật ngoại lai, du nhập vào Việt Nam qua con đường chơi cá cảnh. Do là loài ăn rong rêu, nên dân chơi cá cảnh nhập cá lau kiếng về để làm nhiệm vụ dọn dẹp hồ nuôi cá. Nhưng khi con cá lau kiếng lớn dần theo thời gian, dân chơi cá cảnh lại đem chúng thả ra môi trường tự nhiên, khiến loài sinh vật ngoại lai này sinh sôi nảy nở đến mức không thể kiểm soát.
Mấy năm gần đây, ở vùng Thất Sơn - An Giang người ta thu mua cá lau kiếng với giá 3.000 đồng- 5.000 đồng/kg, để bán “cá phóng sinh” vào các dịp rằm, mùng 1 âm lịch. Chính vì vậy mà hiện nay cá lau kiếng đã ở ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan hữu trách, vì chúng có tốc độ sinh sản rất nhanh.
Ngư dân bắt được cá lau kiếng ngoài tự nhiên. Ảnh internet
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, cá lau kiếng là loài cá ngoại lai, sinh sản rất nhanh nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của hệ thủy sinh vật. Cá lau kiếng ăn sinh vật bám, rong rêu và nhiều loại thức ăn khác, rất hung hăng trong môi trường tự nhiên, luôn cạnh tranh thức ăn gay gắt với các loài cá khác. Trên thực tế, cá lau kiếng có thể ăn được, nhưng rất ít thịt và không có giá trị thương phẩm. Vì vậy lâu nay cá lau kiếng được xem là loài cá nguy hại, cần phải bị tiêu diệt, nhưng các địa phương và cơ quan hữu trách vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.
Ngoài sông, trong ao, chỗ nào cũng gặp cá lau kiếng
Trên tuyến sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Văn Út là ngư dân có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chài lưới. Thời gian gần đây, lần nào đi dỡ chà, đặt lọp, giăng lưới, quăng chài… ông Út đều hết sức bực mình vì cá tôm bắt được chẳng bao nhiêu, trong khi con cá lau kiếng luôn mắc đầy trong lưới.
“Không biết lũ cá này ở đâu ra mà sinh sôi ngày càng nhiều, có khi trong mẻ lưới kéo lên, gần phân nữa là cá lau kiếng. Con cá gì mà kỳ dị, da đen sì, hình thù xấu xí như chiếc tàu ngầm, đầy gai ngạnh nhọn hoắc, vảy cứng sần sùi. Có lần tui thử mang cá lau kiếng lên chợ bán, mấy bà đi chợ nói: “Cá gì nhìn thấy ghê, ai dám ăn mà đem bán”. Từ đó hễ bắt được đám cá lau kiếng thì tôi quăng luôn xuống sông”, ông Út kể.
Theo ông Út, cá lau kiếng không có giá trị thương phẩm, bán không ai mua, nhưng gây nhiều phiền toái, thậm chí làm thiệt hại nặng nề cho những người sống bằng nghề chài lưới. Cá lau kiếng có nhiều gai ngạnh sắc nhọn, có răng cưa, nên khi vướng lưới người dân rất vất vả để gỡ bỏ chúng. Nếu gặp cá lớn vùng vẫy mạnh, lưới rách toang, ngư dân xem như mất vài trăm ngàn đồng mua lưới mới.
Ở ấp 2 xã Tân Thanh (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), ông Nguyễn Văn Chiến (Tư Chiến) là người có nhiều ao nuôi cá tra, cá vồ đém. Gần đây, ông Tư Chiến tá hỏa vì phát hiện trong ao nào cũng có cả bầy cá lau kiếng tá túc. “Ngoài ăn rong rêu, tranh ăn trái cây rụng xuống ao với cá tra, cá vồ đém, khi thiếu thức ăn thì cá lau kiếng còn đeo bám vào da cá vồ, cá tra để hút nhớt. Tui để ý thấy đám cá lau kiếng phá hại bờ ao, ống bọng nước rất dữ, nhưng không biết làm cách nào để tiêu diệt chúng”, ông Tư Chiến than thở.
Theo ông Tư Chiến, hiện nay ở xã Tân Thanh, không riêng ao nhà ông mà hầu hết các ao, mương vườn đều có sự hiện diện của con cá lau kiếng.
“Trị” cá lau kiếng bằng cách ủ nước mắm
Nhắc đến cá lau kiếng, ông Tư Chiến kể: “Dù bán ngoài chợ không ai mua nhưng lâu nay con cá này lại được các “đệ tử lưu linh” phát hiện là “đặc sản” và đem chế biến thành nhiều món nhậu khoái khẩu. Đó là các món: cá lau kiếng nướng, hầm sả, kho tiêu, hầm nước dừa… Tôi nghe nói ở Sóc Trăng người ta còn làm khô cá lau kiếng, nhưng chưa biết làm như thế nào, vì con cá lau kiếng chỉ có 2 miếng thịt trên lưng với chùm trứng là có thể ăn được. Gần đây tui thấy trên mạng xã hội có nhiều địa chỉ rao bán khô cá lau kiếng với giá 250.000 đồng- 300.000 đồng/kg”.
Cá lau kiếng ủ nước mắm ở nhà ông Tư Chiến.
Ông Chiến cho biết, bản thân tình cờ phát hiện được “tuyệt chiêu” có thể trị vấn nạn cá lau kiếng đang hoành hành khắp nơi. Ông Tư Chiến vui vẻ kể: “Cuối năm 2018, ông Hùng ở cồn Qui thuộc ấp 3 xã Tân Thanh tát ao nuôi cá trê, diện tích 2 ha. Ao tát xong, bán hết cá trê cho thương lái thì ông Hùng còn dư… hơn 3 tấn cá lau kiếng. Kêu bán không ai mua, ông Hùng tức mình đem đổ xuống sông Tiền. Trong lúc đem cá đổ xuống sông, nhìn thấy tui bơi xuồng đi ngang, ông Hùng kêu lại cho hơn trăm ký lô, lựa toàn con thật lớn”.
Đem mớ cá lau kiếng về nhà không biết làm gì, sẵn có nghề ủ nước mắm cá sông gia truyền, vợ chồng ông Tư Chiến bàn nhau mổ bụng bỏ ruột cá, cắt bỏ kỳ vi, cho vô khạp ủ nước mắm. 1 kg cá lau kiếng đem ủ chượp với muối theo tỉ lệ 1 lớp cá, 1 lớp muối, đậy kín sau 1 năm sẽ cho ra 1 lít nước mắm. Sau khi lắng lọc, nước mắm cá lau kiếng có màu vàng trong, nhìn bắt mắt, mùi vị thơm ngon không thua nước mắm làm từ cá biển và các loại cá đồng khác.
“Lúc đầu tui đem nước mắm cá lau kiếng biếu người quen ăn thử, ai cũng khen ngon. Dần dà có người hỏi mua, nên từ đó nhà tui làm nước mắm cá lau kiếng vừa để ăn, vừa để bán”, ông Tư Chiến kể. Hiện tại trong nhà ông Tư Chiến đang có hàng chục chiếc lu bằng sành dùng để ủ nước mắm bằng nguyên liệu cá lau kiếng. Ai hỏi mua, ông Tư Chiến bán với giá 20.000 đồng/lít, bằng giá với nước mắm làm từ các loại cá sông khác. Bạn bè thân quen hỏi thăm, ông Tư biếu 1-2 lít nước mắm đem về ăn chơi cho biết.
Theo ông Tư, ủ nước mắm cần nhiều nguyên liệu, ai cũng có thể làm được, nên giải pháp này vừa có thể ngăn chặn tốc độ sinh sôi của con cá lau kiếng, vừa giúp mọi người có thêm 1 món nước chấm thơm ngon.
Ở các tỉnh ĐBSCL, ngoài con cá lau kiếng, lâu nay còn có nhiều sinh vật ngoại lai khác đang tồn tại, hoành hành, phá hại như ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng, sâu đầu đen hại dừa… Những loài sinh vật nguy hại này, người dân tốn tất nhiều tiền của, công sức, nhưng không thể ngăn chặn được. Việc ủ nước mắm cá lau kiếng có thể là giải pháp khả thi để tiêu diệt loài sinh vật ngoại lai đang sinh sôi phát triển rất nhanh, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên.
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL – Vĩnh Long năm 2024
(NSMT) – Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 16/11 đến ngày 23/11/2024 tại đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Cần Thơ: Xác định Bình đẳng giới để tạo tiền đề cho xã hội phát triển hài hòa, bền vững
Ngày 15/11, tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ (Sở LĐTBXH) đã diễn ra Lễ phát động Tháng Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Sự kiện do UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo thực hiện, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức.
Cần Thơ: Quận ủy Bình Thủy tổ chức Hội thi Cấp uỷ chi bộ giỏi
(NSMT) – Chiều 15/11, Quận ủy Bình Thủy đã tổ chức bế mạc và trao giải hội thi “Cấp ủy chi bộ giỏi” lần thứ 3 năm 2024. Tham gia Vòng chung khảo hội thi có 12 đội đến từ các Tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Quận ủy.
200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
(NSMT) - Chiều 15/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử" tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch
(NSMT) - Tối 14/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch - Chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh" tại ấp 6, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại sự kiện, có khoảng trên 300 lực lượng phụ nữ, đoàn viên, dân quân và bà con nhân dân tham dự.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc: Tuổi trẻ Cà Mau đóng góp nhiều công trình trị giá hơn 2 tỷ đồng
(NSMT) - Tỉnh đoàn Cà Mau cùng với 300 đoàn viên, thanh niên đã tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục truyền thống cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sâu sắc về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện.
Sôi động giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024
(NSMT) - Ngày 14/11, Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo, Phường 8, thành phố Sóc Trăng với sự tham gia tranh tài của 60 đội ghe ngo (53 đội nam và 7 đội nữ); trong đó tỉnh Sóc Trăng có 48 đội (45 đội nam và 3 đội nữ), ngoài tỉnh (Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang) có 12 đội ghe (8 đội nam và 4 đội nữ).