Đi đâu

Phát triển du lịch văn hoá lễ hội của chợ nổi Ngã Năm

Thứ sáu, 31/05/2024, 14:26 PM

(NSMT) - Ngã Năm vùng đất nằm cuối cùng của tỉnh Sóc Trăng. Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng, nhân dân Ngã Năm đã tạo dựng nên nền văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo tồn và phát triển. Ngã Năm là một vùng đất nằm ở phía Nam sông Hậu nơi có nhiều nhánh sông lớn đổ về vùng Rạch Giá - Cà Mau nên đã trở thành một điểm hội tụ của nhiều nguồn di dân từ các nơi khác đến khai phá, đào kênh dẫn nước, lập làng để sinh sống.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Ngã Năm vẫn còn là vùng đất hoang vu với những cánh rừng lá dừa nước bạt ngàn, dân cư thưa thớt, làng mạc chợ búa chưa có, đất đai phần lớn là đất phèn, năng lác, lau sậy mọc đầy. Thời Pháp thuộc đã cho đào nhiều kênh lớn mang tính chiến lược nhằm khai thác vùng đất mới và thuận tiện trong việc quản lý kiểm tra dân tình, thế là nhiều kênh đào ra đời như Quản Lộ Phụng Hiệp - Cà Mau, Ngan Dừa - cầu Sập, Giá Rai - Phó Sinh, Long Mỹ - Phú Lộc. Sông Ngã Năm đổ về năm ngả: Ngã Năm- Long Mỹ, Ngã Năm - Vĩnh Quới, Ngã Năm - Phụng Hiệp, Ngã Năm- Phước Long, Ngã Năm- Phú Lộc. Từ đó năm ngả sông hình thành và tên gọi Ngã Năm cũng được bắt nguồn từ đó.

Chợ Nổi Ngã Năm là một trong những chợ nổi lâu đời và quy mô lớn ở Miền Tây Nam Bộ

Chợ Nổi Ngã Năm là một trong những chợ nổi lâu đời và quy mô lớn ở Miền Tây Nam Bộ

Với vị trí thuận lợi, nhất là với những cư dân vùng sông nước trên bến dưới thuyền, nên cư dân từ các xứ Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh, Long, Mỹ Tho đã đổ về đây khẩn hoang lập nghiệp cũng như trao đổi mua bán, từ đó chợ nổi Ngã Năm cũng đã hình thành phát triển đến ngày hôm nay. Địa danh Ngã Năm trở nên quen thuộc của giới thương hồ Nam Kỳ lục tỉnh, có thể sánh ngang hàng với nhiều chợ nổi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Năm tọa lạc tại Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, là giao điểm của năm con sông chảy đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạnh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.

Hoạt động buôn bán của các tiểu thương tại Chợ nổi Ngã Năm.

Hoạt động buôn bán của các tiểu thương tại Chợ nổi Ngã Năm.

Chợ nổi Ngã Năm tọa lạc trên địa bàn Phường 1 (thị xã Ngã Năm), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60 km về hướng Tây, có cảnh quan sông nước hữu tình, mang đậm nét văn hóa giao thương trên miền sông nước xưa của người Nam Bộ nên thu hút với du khách. Hiện nay, còn khoảng 50 ghe xuồng, số lượng khách du lịch, mua sắm khoảng 10.000 lượt người/năm; các thương hồ đang dần thay thế phương tiện vận chuyển hàng hóa từ ghe, tàu sang xe tải; tự mở bến, vựa trên bờ để trao đổi, mua bán hàng hóa. Số lượng phương tiện xuồng, ghe giảm dần do hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô chiếm ưu thế hơn do giá thành vận chuyển thấp, nhanh, ít tốn thời gian, trọng tải vận chuyển hàng hóa lớn so với đường thủy nên một số thương hồ đang thay thế ghe, tàu và tự mở bến, vựa trên bờ để trao đổi, mua bán hàng hóa.

Chợ nổi Ngã Năm là một sản phẩm du lịch tiêu biểu của thị xã Ngã Năm, mang nét đẹp văn hóa miền sông nước, hội tụ đủ điều kiện giá trị tiềm năng để hình thành sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội cần đầu tư định hướng phát triển trong thời gian tới. Điều kiện thuận lợi về giao thông thủy và bộ là lợi thế cho Ngã Năm phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thương mại, dịch vụ và du lịch. Chợ nổi Ngã Năm là điểm giao nhau của 5 con sông đi 5 ngả: Bạc Liêu - Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi có từ lâu và rất nhộn nhịp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, do đó rất thuận lợi trong việc giao thương mua bán và phát triển kinh tế.

Đường thủy có kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, có 5 ngã sông là trung tâm giao thương nối liền các huyện, tỉnh lân cận. Cụ thể: ngả về thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; ngả đi về ngã về huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu - tỉnh Cà Mau; ngả về xã Vĩnh Quới, đi thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; ngả về huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, có Kênh Phú Lộc - Ngã Năm – Long Mỹ phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Đường bộ có tuyến Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp nối tỉnh Sóc Trăng với tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc và tỉnh Bạc Liêu ở phía Nam; tuyến Quốc lộ 61B kết nối Sóc Trăng với Hậu Giang.

Chợ nổi Ngã Năm ở vị trí giao nhau nơi năm nhánh kênh tỏa về năm hướng.

Chợ nổi Ngã Năm ở vị trí giao nhau nơi năm nhánh kênh tỏa về năm hướng.

Về tiềm năng kinh tế, Ngã Năm có lợi thế phát triển nông nghiệp là vùng cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa ST25, trồng nấm rơm, trồng năng…Các vườn cây trái tại Phường 1 và xã Vĩnh Quới có thể phát triển mô hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với các nghề truyền thống như: thu hoạch trái cây, tát đìa, bắt cá ao,… Phát triển các làng nghề truyền thống như đan lát lục bình, sản xuất trà mãng cầu, làm mắm cá rô không xương, mắm cá lóc. gỏi năng...

Tiềm năng về văn hóa- lịch sử, Ngã Năm có điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước miệt vườn, kết hợp tham quan các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn như Miếu bà Chúa Xứ - Mỹ Đông; Địa điểm Chiến thắng chi khu Ngã Năm; Khu Căn cứ Huyện ủy Thạnh Trị - Ngã Năm; Thánh Thất Minh Tiên; Chùa Ô Chum; Chùa Giác Hương; Địa điểm Pháo đài Chiến thắng Chi khu Ngã Năm. Bên cạnh đó, còn các điểm tham quan hấp dẫn khác như Vườn cò Tân Long, xã Long Bình, làng nghề sản xuất trà mãng cầu, làng nghề đan lát lục bình, chợ nổi Ngã Năm…

Ngã Năm cũng là địa phương có tiềm năng văn hóa ẩm thực khi thị xã có nhiều hộ hộ kinh doanh ven sông và kinh doanh dịch vụ ghe hàng trên sông, phục vụ khách về đêm. Nhiều điểm kinh doanh ẩm thực có các món ăn đặc sản như Trâu nấu mẻ, mắm cá lóc chiên, gỏi năng trộn gà, giò heo ủ muối...

Ngoài ra, thị xã Ngã Năm có 18 sản phẩm OCOP đã được công nhận hạng 3 sao bao gồm: Gạo sữa An Cư, Trà mãng cầu, Mắm cá rô không xương, Mắm tép, Mắm cá lóc phi lê… góp phần làm phong phú giá trị đặc sản của địa phương.Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thị xã Ngã Năm được quy hoạch là Trung tâm của vùng nội địa phía Tây Nam, tỉnh Sóc Trăng, là đô thị Thương mại - Dịch vụ - Du lịch gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước, chợ nổi truyền thống. Tỉnh đang triển khai Đề án tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, du lịch văn hóa thương hồ chợ nổi Ngã Năm là 1 trong 10 sản phẩm du lịch chủ lực được tỉnh tập trung thực hiện.

Chợ nổi Ngã năm hiện tại.

Chợ nổi Ngã năm hiện tại.

Thị xã Ngã Năm đang triển khai theo Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 29/4/2020 về phát triển du lịch thị xã Ngã Năm gắn với bảo tồn chợ nổi giai đoạn 2021- 2025. Với chủ trương định hướng từ tỉnh đến huyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội của Chợ nổi Ngã Năm, với các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng điểm đến để khách tham quan thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nơi hợp long của 5 nhánh sông (Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp); tham quan các di tích lịch sử văn hóa; làng nghề sản xuất trà mãng cầu, đan đát lục bình, các vườn cây ăn trái, trải nghiệm tát đìa, bắt cá ao… Tập trung đầu tư, tôn tạo văn hóa giao thương sông nước truyền thống đậm đà chất vùng quê Tây Nam bộ, với những nét xưa; phát triển dịch vụ ẩm thực đa dạng trên các ghe thuyền.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông kết nối chợ nổi với quốc lộ 1A. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển hệ thống lưu trú cao cấp, xây dựng homestay; Phát triển dịch vụ vận chuyển và thưởng thức nghệ thuật truyền thống trên sông; Định kỳ tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội.
Theo đánh giá của Sở VH-TT-DL Sóc Trăng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội của Chợ nổi Ngã Năm sẽ góp phần tạo điểm nhấn, sức lan tỏa mang hình ảnh Chợ nổi Ngã Năm xa xưa được tái hiện lại để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Khai thác tốt tiềm năng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, sẽ giúp chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng của chợ nổi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Cùng với các chiến thắng lịch sử vẻ vang, các làng nghề truyền thống, các sản phẩm OCOP hấp dẫn, hy vọng thị xã Ngã năm sẽ trở thành điểm đến thu hút phía Tây của tỉnh Sóc Trăng.

Cao Xuân Lương  
Nghệ sĩ Việt đưa con đi du lịch ở đâu dịp hè?

Nghệ sĩ Việt đưa con đi du lịch ở đâu dịp hè?

Vừa chớm hè, gia đình siêu mẫu Thúy Hạnh và chị gái Thúy Hằng đã có chuyến du lịch Trung Quốc. Trên trang cá nhân, cả gia đình diện đồ đồng điệu, nổi bật khi chụp ảnh.

Chùa Âng - Nét văn hóa hơn 1000 năm tuổi của người Khmer tại Trà Vinh

Chùa Âng - Nét văn hóa hơn 1000 năm tuổi của người Khmer tại Trà Vinh

(NSMT) - Trà Vinh, một tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ Việt Nam không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình mà còn là nơi chứa đựng những di sản văn hóa, tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc nước nhà. Trong đó, Chùa Âng nổi bật như một biểu tượng văn hóa của người Khmer, có niên đại lên tới hơn 1000 năm và là nơi tôn nghiêm của Phật giáo.

Người giàu đi du lịch ở đâu?

Người giàu đi du lịch ở đâu?

Giới thượng lưu thường không muốn bị "mắc kẹt" ở những nơi đông đúc khách du lịch, dù khách sạn đó cao cấp đến mấy.

Thảnh thơi du lịch hè nhờ 7 mẹo chống say tàu xe

Thảnh thơi du lịch hè nhờ 7 mẹo chống say tàu xe

Mùa cao điểm du lịch hè đang đến gần nhưng với người say tàu xe, du lịch đôi khi lại là "cực hình". Để có chuyến du lịch vui vẻ học ngay 7 mẹo này.

Người già có nên đi du lịch theo tour?

Người già có nên đi du lịch theo tour?

Với người già, đi du lịch bằng cách nào đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố bởi không phải ai cũng phù hợp với hình thức đi theo tour, theo nhóm hay tự lái.

Vũng Liêm (Vĩnh Long): Vùng đất địa linh nhân kiệt

Vũng Liêm (Vĩnh Long): Vùng đất địa linh nhân kiệt

(NSMT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình và bề dày lịch sử của mình, Vũng Liêm đã lập đề án phát triển du lịch giai đoạn 2023- 2025 tầm nhìn đến năm 2030.