Phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực trên không gian mạng: Vấn nạn chưa hồi kết
Xã hội càng hiện đại thì tình trạng bạo lực trên không gian mạng càng trở nên báo động. Đáng chú ý nạn nhân nữ và trẻ em đang dần gia tăng một cách khó kiểm soát.
Phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực trên không gian mạng
Nghiên cứu toàn cầu của Economist Intelligence Unit cho thấy, 38% phụ nữ từng trải qua bạo lực trực tuyến. 85% phụ nữ dành thời gian trực tuyến đã chứng kiến bạo lực kỹ thuật số đối với những phụ nữ khác.
Báo cáo Thực trạng trẻ em gái thế giới năm 2020 do Plan International thực hiện tại 31 quốc gia với hơn 14.000 trẻ em gái và phụ nữ trẻ cho thấy, 58% trẻ em gái được khảo sát đã bị quấy rối và xâm hại trực tuyến. 85% trong số họ đã trải qua nhiều loại bạo lực trên cơ sở giới trên không gian mạng. Con số này cao hơn rất nhiều so với ước tính toàn cầu về bạo lực gây ra bởi bạn tình trong đời là 31%.
Trên toàn cầu, 85% phụ nữ cho biết đã chứng kiến bạo lực trên không gian mạng và gần 40% từng trải qua điều đó. Đáng nói, bạo lực giới trên không gian mạng có tính lan tỏa, không ngừng, ẩn danh và cải biến.
hững hành động này không chỉ nới rộng khoảng cách giới tính kỹ thuật số, bằng cách ngăn cản phụ nữ và trẻ em gái tham gia trực tuyến mà còn mở rộng phạm vi bạo lực giới từ thế giới vật chất sang thế giới kỹ thuật số. Sự thay đổi này gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sự tham gia chính trị và quyền tự do ngôn luận của phụ nữ. Các bé gái đặc biệt dễ bị tổn thương, thường là mục tiêu của nạn săn mồi trực tuyến nghiêm trọng.
Vì đâu nên nỗi?
Tiến sĩ Hoàng Tú Anh – Giám đốc và thành viên hội đồng sáng lập Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một xã hội có sự mâu thuẫn về giá trị. Hàng ngày chúng ta tiếp cận liên tục với các thông điệp thúc đẩy sự tự do, tự chủ, phát triển bản thân và thể hiện cá nhân của trẻ em gái và phụ nữ. Song bên cạnh đó cũng tiếp cận với số lượng thông điệp tương tự hoặc thậm chí nhiều hơn về duy trì các giá trị truyền thống công dung, ngôn hạnh, tam tòng, tứ đức.
Nhiều người rất tự tin nói rằng họ ủng hộ tự do, bình đẳng của phụ nữ nhưng có khi cũng chính những người này lại rất dễ dàng chỉ trích, lên án khi thấy những hình ảnh phụ nữ ăn mặc thoải mái, độc lập tài chính, độc lập học thuật, không muốn kết hôn, không muốn sinh con hay muốn làm mẹ đơn thân”.
Ở châu Á, tư tưởng phụ nữ không thể làm việc lớn vẫn còn hiện diện. Nhiều người không đánh giá cao khả năng của phụ nữ, cho rằng thân làm phụ nữ chỉ nên ở trong bếp, làm những việc nhẹ nhàng. Từ tư tưởng này, họ phủ nhận mọi nỗ lực của phụ nữ.
Khi bắt gặp một cô gái trẻ độc lập, thành công và độc thân, họ sẽ khẳng định ngay những điều như “cô này sinh ra ở vạch đích”, “cô này làm sugar baby”,… mà không mảy may quan tâm đến việc cô ấy đã cố gắng thế nào.
“Càng có nhiều phụ nữ thực hiện quyền, sự tự do của mình thì cũng sẽ có càng nhiều người lo lắng về sự thay đổi trật tự truyền thống của gia đình và xã hội. Các ngôn ngữ bạo lực, kì thị do vậy được đưa ra như một phản ứng tự nhiên của bộ phận xã hội này” – Tiến sĩ Hoàng Tú Anh cho biết.
Những kẻ có dụng tâm xấu, đặc biệt khi được tiếp tay bởi mạng xã hội với những tính năng ẩn danh, giấu mặt, thường xuyên nhắm vào đối tượng nữ giới để quấy rối vì cho rằng các cô gái thường yếu đuối, ít phản kháng, hoặc thường chọn im lặng thay vì đối đầu, tìm ra chân tướng kẻ quấy rối mình.
Những cô gái đang là học sinh, sinh viên, “trẻ người non dạ” càng dễ là nạn nhân của bạo lực không gian mạng. Những kẻ biến thái, thường xuyên gửi những hình ảnh tục tĩu qua tin nhắn, email rồi hèn hạ giấu mặt sau tấm màn hình, khoái trá khi nghĩ đến hình ảnh các cô gái tình cờ mở ra, hốt hoảng, rùng mình sợ hãi. Không ít chị em gặp phải tình trạng này nhưng không mấy ai có đủ dũng khí để công khai.
Chị L., sống tại Hà Nội, hiện đang là nhân viên văn phòng chia sẻ quá khứ ám ảnh khi còn là sinh viên của trường Đại học KHXH&NV.
Chị quen anh này qua Facebook, vì chưa gặp mặt bao giờ nên chỉ giữ thái độ xã giao, không suồng sã nhưng trái ngược lại, người đàn ông kia luôn muốn hẹn gặp mặt L. và cho biết anh ta luôn nghĩ đến chị từng giây phút. Thậm chí có lần, L. bị sốc khi thấy anh ta gọi điện video thực hiện động tác thủ dâm. Quá sợ hãi, L. vội “block” ngay người này.
Các ngôn ngữ bạo lực và kỳ thị phụ nữ trên không gian mạng cũng là một dạng bạo lực cực đoan. Bạo lực xảy ra trong không gian ảo nhưng có thể gây ra tác hại hoàn toàn thực sự.
Đã có không ít những hậu quả đáng buồn xảy ra, nhẹ thì bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm, nặng hơn nữa đôi khi là những hành động nghĩ quẩn, mất đi sự sống. Ngay cả khi những người bị bạo lực mạng mạnh mẽ vượt qua thời điểm này nhưng ẩn sâu đó, hệ quả để lại không hề bị mất đi. Ai sẽ là người giải quyết cho những lời nói xuyên tạc, bôi nhọ đã xuất hiện ảnh hưởng đến danh dự cá nhân? Ai sẽ là người chữa lành những ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần? Nặng nề hơn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những bệnh tật hay mất mát xảy ra?
Theo Tiến sĩ Hoàng Tú Anh, không cứ phụ nữ, trẻ em gái cần ứng phó với hiện tượng này mà việc lên tiếng, không chấp nhận, không đồng lõa với ngôn ngữ này cũng cần là trách nhiệm của mọi người. Trên không gian mạng, cá nhân nào cũng đều xứng đáng được bảo vệ các quyền cơ bản và được tham gia vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
“Ai cũng có người thân là phụ nữ, do vậy lên tiếng với các ngôn ngữ không tôn trọng này chính là cách để bảo vệ người thân của mình. Bên cạnh đó nhà nước cần thực hiện giáo dục về bình đẳng giới từ sớm trong trường học và nơi làm việc cũng như thực hiện nghiêm việc phát hiện và xử lý các trường hợp đưa ra các ngôn từ không phù hợp này giống như nhà nước đã kiểm duyệt và xử lý các trường hợp phát ngôn hay có hành xử trên mạng không phù hợp khác” – Tiến sĩ Hoàng Tú Anh nói.
Cần Thơ: Hơn 1000 học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều
(NSMT) – Ngày 3/12, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) quận Ninh Kiều năm học 2024 - 2025.
Cà Mau: Xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ “hát với nhau” gây tiếng ồn
(NSMT) - Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ "hát với nhau", karaoke, đờn ca tài tử gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Phiên tòa giả định - Hình thức tuyên truyền pháp luật mới đầy hiệu quả
(NSMT) - Với sự hỗ trợ và định hướng tận tình từ các thầy cô, cùng với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo và sự nỗ lực không ngừng học hỏi của các em học sinh khối 12 Trường THPT FPT Cần Thơ, đêm thi chung kết Chương trình học tập qua dự án Phiên tòa giả định đã đạt được thành công rực rỡ. Sự kiện không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích về pháp luật mà còn là một hành trình đáng nhớ, khi các em tự tay chuẩn bị và hoàn thành từng công đoạn của công việc nhóm, tạo nên những "tiểu phẩm" đặc sắc và ghi lại những kỷ niệm khó quên trong năm học cuối cấp của mình.
Ông Võ Hồng Lam giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ
(NSMT) - Sáng 2/12, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ. Ông Võ Hồng Lam - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ninh Kiều giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng hơn 3000 người tham gia đi bộ đồng hành vì người nghèo
(NSMT) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ vừa phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ tổ chức Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo”, hưởng ứng Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” lần 2 năm 2024.
Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng
(NSMT) - Năm 2024, Công an TP Cần Thơ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng (KGM). Cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác tuyên truyền, nắm tình hình, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Press Cup 2024: 'Nỗ lực, bền bỉ, sáng tạo để duy trì sân chơi cho các cơ quan báo chí'
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, thông qua bóng đá, thông qua Press Cup đã thêm gắn kết, đồng hành, hợp tác cùng phát triển giữa những người làm báo trên khắp cả nước.