Rằm tháng bảy và tục lệ phóng sinh trong thời đại ngày nay
(NSMT) - Từ đầu tháng bảy Âm lịch, các ngôi chùa ở TP Cần Thơ đã mở cửa để bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động nhân ngày “Vu lan báo hiếu” - một ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam. Trước cửa chùa, ngoài hình ảnh người dân đổ xô bày bán các vật dụng để cúng lễ như: nhang, đèn, vàng mã ngày càng nhiều thì còn xuất hiện tình trạng bày bán các con vật nhằm mục đích "phóng sinh" đã khiến cho hình ảnh trang nghiêm nơi cửa phật dần trở nên hỗn loạn.
Ý nghĩa ngày Rằm tháng bảy
Theo sử sách Trung Quốc, “Rằm tháng bảy" vốn có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Đây là dịp lễ để họ thờ cúng tổ tiên và được lấy tên là tiết Trung Nguyên. Về sau lưu truyền đến dân gian với các tên đọc láy thành Tết Trung Nguyên. “Rằm tháng bảy” hay còn gọi là “Tháng cô hồn” bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch và kéo dài đến hết tháng, tức ngày 30 tháng 7.

Người dân đi chùa lễ phật ngày Rằm tháng bảy.
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa tâm linh của người Á Đông, trong đó có Việt Nam. Đây là ngày lễ có sức lan tỏa cao trong cộng đồng người Việt, người dân kéo nhau đi chùa rất nhiều. Dân gian quan niệm rằng vào ngày này, việc báo hiếu cho cha mẹ, ông bà, những người thân trong gia đình của họ là một việc làm ý nghĩa. Tuy nhiên, kéo theo đó là hiện trạng bày bán các lễ vật có liên quan đến phong tục cúng báy cũng trở nên phổ biến, đặc biệt là xem việc phóng sinh như một trào lưu.
Quan niệm sai lệch về tục lệ phóng sinh
Theo quan niệm Phật giáo, cúng phóng sinh mang ý nghĩa rất nhân văn bởi nó mang đến điềm lành, tạo phúc đức và giúp cho gia chủ giải được các nghiệp xấu. Tuy nhiên, từ thực tế tình trạng phóng sinh hiện nay, hầu hết mọi người chỉ chú trọng đến cách làm việc thiện mà quên đi ý nghĩa thật sự của nó.

Những chú chim đang được tự do thì bị bắt để phục vụ “nhu cầu phóng sinh”.
Trong những ngày lễ lớn như Rằm tháng bảy, chúng ta thường bắt gặp các tụ điểm buôn bán đông vật nhằm mục đích phóng sinh, trong đó có các loài như: cá, chim, rùa, lươn, rắn...Tuy nhiên, thế nào mới gọi là phóng sinh đúng cách? Theo chuyên gia, phóng sinh tức là chúng ta cứu những sinh mạng đang bị giam cầm, bắt nhốt hay bị giết hại bằng một số cách, trong có có cứu chuộc. Song song đó, hành vi này đã vô tình tạo điều kiện cho một số tay buôn, lợi dụng đức tin của con người để tạo ra “công ăn việc làm”. Mỗi con chim trong lồng có mức giá dao động từ 40.000 – 60.000/cặp. Rùa nhỏ có giá dao động từ 30.000 – 45.000/con.
Có “lửa” thì mới có “khói”
Hiện nay, các tay buôn thản nhiên bày bán các loài vật trước cửa nhà chùa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam nói chung và văn hóa lễ Phật nói riêng. Bên cạnh đó, một số người dân đã quá đặt nặng về số lượng, điều đó vô tình đã khiến những loài vật bị săn bắt nhiều hơn để có thể đáp ứng đủ cho “nhu cầu phóng sinh” theo hình thức của một số thành phần “tin không tới, tin nửa vời”. Đó là lý do vì sao ngày càng xuất hiện nhiều “nghề” liên quan đến việc phóng sinh.

Ngày càng xuất hiện nhiều nhà buôn với “nghề” chuyên bán động vật phóng sanh.
Theo tạp chí nghiên cứu Phật học cho rằng: "Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến sự cân bằng cho môi trường sinh thái, mà còn có liên hệ sâu xa đến ý nghĩa bảo hộ sinh linh. Làm bất cứ điều gì mà việc đó có khả năng gây nguy hại cho kẻ khác là điều mà giáo điển nhà Phật không khuyến khích thực hiện".
Từ thực tế phóng sinh hiện nay, người đi phóng sinh chỉ quan tâm đến số lượng sinh mạng mà không đảm bảo các điều kiện sống kèm theo nên đã tạo ra nhiều thảm trạng cho một số giống loài. Việc bắt chim để bán, giật điện cá để phóng sinh hay kinh khủng hơn nữa là thả rắn về ao hồ, ảnh hưởng đến tính mạng và môi trường sinh hoạt của người dân.
Đây là những vấn đề bất cập khi việc phóng sinh được nâng lên thành xu thế, thành phong trào nhưng lại thiếu đi sự tỉnh giác. Người dân đã quá đặt nặng về số lượng nên đã tạo điều kiện để các tay buôn được dịp trục lợi. Cúng phóng sinh là nét văn hoá tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp, vì thế các cơ quan chức năng nên sớm có biện pháp xử lý để nền văn hóa, du lịch tâm linh sẽ được trở về với đúng bản chất của nó.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.