Rằm tháng 7 và niềm tin về cõi âm của dân gian
(NSMT) - Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng của người Việt. Đây là thời điểm để con cháu nhìn lại và bày tỏ lòng kính trọng đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, theo quan niệm người xưa, tháng 7 âm lịch còn được coi là “Tháng cô hồn” và vào ngày này, người dân thường tránh đi xa và sẽ tổ chức nhiều dịp lễ cúng bái để xoa dịu những linh hồn ở cõi âm.
Nguồn gốc ngày Rằm tháng 7
Theo sử sách Trung Quốc, ngày “Rằm tháng 7" vốn có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Đây là dịp lễ để họ thờ cúng tổ tiên và lấy tên là tiết Trung Nguyên. Về sau lưu truyền đến dân gian với các tên đọc láy thành Tết Trung Nguyên. “Rằm tháng 7” hay còn gọi là “Tháng cô hồn” bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch và kéo dài đến hết tháng, tức ngày 30 tháng 7 âm lịch.
Theo các chuyên gia khẳng định, Rằm tháng bảy không hẳn bắt nguồn từ Trung Quốc bởi ở Nhật Bản, Ấn Độ và một nước phương Đông cũng đều có chung niềm tin về ngày này. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa của Trung Quốc, người dân Việt Nam cũng có nhiều quan điểm tương đồng về niềm tin cũng như trong cách cúng lễ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Niềm tin về cõi “siêu thực”
Theo Huyền Đô Đại Hiến kinh của Đạo Giáo, đây là một ngày để “xá tội vong nhân” bởi nếu muốn tránh sự quấy phá của các hương hồn, khi mặt trời vừa khuất bóng, mọi nhà đều sẽ ra trước cửa, bày các vật phẩm như vàng mã, giấy tiền để đốt và dùng gạo, bánh men, kẹo ngọt để rãi xuống đất nhằm “cúng” cho các vong hồn. Trước là mong họ tới hưởng, sau là cầu đừng đến quấy phá. Bởi người ta tin rằng, đây là một tháng của sự xui xẻo, tà ma, tránh đi đâu xa và phải thành tâm đi chùa lễ Phật.
Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ngoài ra, Rằm tháng 7 còn gắn liền với ngày lễ quan trọng của Phật Giáo - “Lễ Vu Lan”, đây là dịp để dân gian nhìn lại và bày tỏ sự kính trọng, thương nhớ đến người cõi âm.
“Tương truyền, xa xưa có hai mẹ con ở cùng với nhau, người mẹ thì sống cẩu thả, phung phí, hay rãi gạo xuống đất, vứt đồ ăn khắp nơi. Trái lại, người con trai thì rất ngoan hiền, lễ phép, luôn nhặt thức ăn thừa, gạo bẩn lên rửa sạch để dùng. Sau khi mẹ mất, cậu bé ấy đã tìm đến với cõi Phật. Sau khi có được phép thuật, cậu dùng nhãn quan để tìm mẹ khắp nơi và đã nhìn thấy bà đang chịu cảnh gông xiềng ở đáy địa ngục, chỉ còn da và xương. Thương xót mẹ, cậu đã đưa cho bà một bát cơm, tuy nhiên do tâm của người mẹ vẫn chưa tịnh, cơm đến miệng thì hóa thành cửa đỏ. Cậu bé đã tìm đến đức Phật để mong giúp đỡ cho mẹ. Đức Phật nói rằng vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ. Kể từ đó, ngày 15 tháng 7 (tức Rằm tháng bảy) đã trở thành ngày tri ân, báo hiếu theo tương truyền trong Phật giáo”.
Theo truyền thống của người dân Việt Nam, Vu Lan là một dịp lễ quan trọng để chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên ở kiếp này và kiếp trước. Vào ngày này, mọi người thường đi chùa viếng Phật, tổ chức các lễ hội như: thả thuyền giấy, thả hoa đăng, lồng đèn... và ghi những điều muốn nói lên đó, gửi gió mang đến thế giới bên kia. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng môi trường, các lễ hội này dần được hạn chế và tổ chức trong tầm kiểm soát.
Nhìn chung, quan điểm của Đạo giáo thường tập trung vào việc xoa dịu các linh hồn thì với văn hóa Phật giáo, người ta lại nghiêng về bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên. Thế nên ở Việt Nam, vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, người dân thường tổ chức ngày Lễ Vu lan báo hiếu đồng thời với lễ Xá tội vong nhân. Đây là những phong tục được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tiếp nối cho đến ngày nay.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.