Sinh bệnh do thói quen trong phòng ngủ
(NSMT) - Cài nhiều báo thức để thức giấc đúng giờ là thói quen khá phổ biến. Các chuyên gia chỉ ra việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ.
Phần lớn mọi người thức dậy vào buổi sáng nhờ âm thanh của đồng hồ báo thức. Lý do là vì nhiều người không thể tự thức giấc đúng giờ. Vì vậy, nhiều người có thói quen đặt báo thức lặp lại nhiều lần, mỗi báo thức cách nhau vài phút để dậy đúng giờ. Tuy nhiên, sau nhiều lần chuông reo và tỉnh dậy rồi lại chìm vào giấc ngủ ngắn, tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu thói quen này thường xuyên lặp lại, con người sẽ thấy rằng mình thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.
Bị đánh thức liên tục bởi đồng hồ báo thức có hại cho sức khỏe như thế nào?
Theo thống kê, hơn 20% người dùng đặt nhiều hơn một báo thức. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Harvard (Mỹ), việc đặt báo thức lặp lại nhiều lần cách 5 phút có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể sẽ tự động tiết ra hormone adenosine khiến tăng cảm giác "thèm" ngủ, hormone này có thể khiến suy nhược hệ thần kinh trung ương.
Adenosine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng trong não giúp điều hòa giấc ngủ. Nồng độ adenosine tăng dần khi não thức. Vì vậy, một người càng thức lâu thì họ càng buồn ngủ.
Nồng độ adenosine giảm trong khi ngủ. Caffeine trong cà phê, trà và các loại đồ uống khác ức chế giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine.
Tương tự, Giáo sư thần kinh hoạc Matthew Walker, Giám đốc Trung tâm khoa học về giấc ngủ tại Trường ĐH California (Mỹ), đã chứng minh thói quen nhấn nút tạm dừng báo thức, đặt báo thức lặp lại nhiều lần có thể gây ra tác động xấu đến tim mạch và gây ức chế hệ thần kinh.
Chuông báo thức reo với âm lượng to lúc đang ngủ sâu, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt cảm giác tiêu cực như tim đập nhanh, giật mình, hốt hoảng. Đồng thời, chuỗi hành động "reo - hẹn" cứ ít phút được lặp lại đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ rơi vào trạng thái "đánh thức - ngủ" liên tục. Trạng thái này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, tổn thương chức năng sinh học của bộ não.
Do đó, không nên đặt nhiều đồng hồ báo thức, việc liên tục ngủ thêm vài phút là vô nghĩa. Giấc ngủ chập chờn này chỉ khiến đầu óc thêm uể oải. Ngủ lại sau khi chuông báo thức kêu có thể dẫn đến ngủ sâu và ngủ quên, thường làm rối loạn đồng hồ sinh học.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy hiện nay hầu hết mọi người đặt báo thức bằng điện thoại. Khi đặt điện thoại sát bên người suốt một đêm dài, sóng bức xạ từ điện thoại có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rụng tóc..., về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Làm thế nào để thức dậy một cách tỉnh táo?
Theo các chuyên gia, để thức dậy trong trạng thái sảng khoái vào buổi sáng, dưới đây là những điều mọi người có thể làm.
Trước hết, hãy bắt đầu với giấc ngủ ngon. Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để đánh thức bản thân vào buổi sáng. Nếu ngủ không ngon vào đêm hôm trước, chúng ta rất khó có thể tỉnh táo khi dậy sớm để đi làm vào buổi sáng. Để có một giấc ngủ ngon, nên hạn chế sử dụng đồ công nghệ 30 phút trước khi đi ngủ, không sử dụng chất kích thích hay caffein trước khi đi ngủ, giữ cho không gian sạch sẽ và để phòng tối.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo bản thân có đủ thời gian ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể buồn ngủ và mệt mỏi. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc cần thiết, khoảng 7 - 9 tiếng mỗi ngày.
Nếu khó thức dậy vào buổi sáng, mọi người có thể đặt đồng hồ báo thức cách xa giường thay vì đặt ngay bên cạnh khi ngủ. Khi chuông báo thức reo, chúng ta sẽ buộc phải dậy bước tới để tắt đồng hồ báo thức, lúc này cơ thể sẽ dần tỉnh táo.
Ngoài ra, hãy tận dụng ánh sáng bằng cách mở rèm ngay khi thức dậy hoặc thậm chí ngủ qua đêm nhưng vẫn không kéo rèm, để ánh sáng buổi sáng tự nhiên từ từ tràn vào. Ánh sáng sẽ kích thích các tế bào cảm quang trong võng mạc và gửi tín hiệu đánh thức đến não.
Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?
Áp lực về tâm lý và khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến không ít người dang dở ước mơ tìm con yêu. Vậy đâu là giải pháp?
Nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement, lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi
(NSMT) - Ngày 22/11, đại diện Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vừa thực hiện thành công nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement và lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.