Phòng mạch

Số ca COVID-19 "leo thang", cảnh báo gia tăng sau kỳ nghỉ lễ

Thứ ba, 18/04/2023, 15:32 PM

Bộ Y tế cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, số ca mắc, nhập viện trong những ngày qua có xu hướng tăng.

Số ca COVID-19 "leo thang" nhiều ngày qua

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 7 ngày từ ngày 5/4 đến ngày 11/4, cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới COVID-19, trung bình 90 ca mắc mới mỗi ngày. Phân tích 639 ca mắc mới cho thấy có 193 ca (chiếm 30,2%) ở nhóm từ 50 tuổi trở lên. Số ca nhập viện có xu hướng gia tăng và đã có 10 ca nặng.

Riêng 3 ngày 14-16/4, đã ghi nhận 2.272 ca mắc mới, trung bình mỗi ngày có 757 ca. Đặc biệt ngày 17/4, cả nước có đến hơn 1.000 ca mắc COVID-19 mới.

Đáng chú ý, liên quan đến việc giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm virus SARS-CoV-2, đến nay, kết quả của 2 mẫu bệnh phẩm dương tính COVID-19 lấy tại quận Nam Từ Liêm là thuộc chủng XBB.1.9.1, với đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ. Đây là chủng có ở nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Singapore, Philippines.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng cho biết, tuần qua đã gửi 10 mẫu tại 6 quận, huyện, thị xã tới Bệnh viện Bạch Mai thực hiện giải trình tự gene tìm biến thể mới virus SARS-CoV-2.

dtd-anh-2-8573-0952

Cảnh báo COVID-19 tăng sau kỳ nghỉ lễ

Các chuyên gia cảnh báo kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 và giỗ Tổ Hùng Vương tới đây là dịp người dân đi lại nhiều, du lịch tăng cao, có thể ca mắc COVID-19 sẽ gia tăng trở lại.

Trước đó, vào tháng 9/2022, sau kỳ nghỉ lễ 2/9, số ca mắc COVID-19 trên cả nước cũng gia tăng. Thời điểm trước lễ, số ca mắc nhiều ngày giảm còn 1.300 - 1.500 ca/ngày, sau nghỉ lễ, đến ngày 5/9 cả nước đã ghi nhận hơn 2.000 ca bệnh.

Theo ông Trần Đắc Phu - Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa công bố hết dịch, nghĩa là bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến.

"Thời gian sắp tới, nếu người dân chủ quan không có các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thì số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng. Vì thế nên duy trì nguyên tắc 2K (khẩu trang, khử khuẩn), không chỉ phòng COVID-19 mà còn các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B.

Với ngành y tế, cần đánh giá về các chủng vi rút mới, khả năng phòng bệnh của vắc xin để khuyến cáo người dân và có biện pháp đáp ứng phù hợp, không bị động", ông Phu nhấn mạnh.

Ông Phan Trọng Lân - cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cũng khuyến cáo người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

"Người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng chống dịch COVID-19", ông Lân khuyến cáo.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế lưu ý công tác điều trị

Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh COVID-19, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của đơn vị theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Trong đó, phân công số giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19 cụ thể tới từng đơn vị; bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19 khi có chỉ định nhập viện.

Đồng thời cần dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân khi dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.

Thứ 2, chủ động nâng cao năng lực điều trị đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực.

Cụ thể, các đơn vị phối hợp với bộ phận điều phối oxy y tế của tỉnh, thành phố để bảo đảm cung ứng oxy y tế cho nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, cần triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế.

Các cơ sở tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh.

Thứ 3, các cơ sở điều trị cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi…), người bệnh nằm điều trị tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

Thứ 4, đối với các ca nặng, ca nghi ngờ COVID-19 khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19 thì các cơ sở làm xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc Covid-19 tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng.

Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Thứ 5, đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho công tác điều trị nói chung và điều trị COVID-19 nói riêng.  

Thứ 6, các đơn vị cần nghiêm túc báo cáo số liệu hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế theo địa chỉ cdc.kcb.vn.

Thuý Ngà  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?