Sóc Trăng khẩn trương giải quyết vướng mắc tại dự án điện gió
(NSMT) - Ngày 21/3, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh đã có công văn "hỏa tốc" chỉ đạo về việc giải quyết vướng mắc trong việc triển khai các dự án điện gió trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng, hiện nay tỉnh có 20 dự án điện gió được phê duyệt, với tổng công suất 1.435 MW, trong đó trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có đến 18 dự án. Đến nay, đã có 17 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng công suất 1.295,2 MW và đang triển khai thi công 11 dự án. Hiện có 4 dự án hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại (gồm 26 trụ tua bin gió, tổng công suất 110,8 MW).
Dự kiến trong năm 2022, sẽ có thêm 6 dự án (tổng công suất 296 MW) đưa vào vận hành thương mại, nâng tổng công suất hòa lưới điện quốc gia lên 436,8 MW. Như thông tin đã phản ánh, thời gian qua tại các dự án điện gió trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu liên tục xảy ra các vụ việc mâu thuẫn, xung đột kéo dài giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công và người dân.
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại công trường và làm việc giữa các bên liên quan. Tại các cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu UBND thị xã Vĩnh Châu cần xác định giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án điện gió trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung giải quyết dứt điểm khiếu nại, tranh chấp của người dân trong thời gian sớm nhất, không để tồn đọng, kéo dài và kiên quyết không làm phát sinh vụ việc mới.
Phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, tổng thầu giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, vận chuyển trang thiết bị, thi công các dự án điện gió, tránh để phát sinh các “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Công trình điện gió ở Vĩnh Châu.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu, Tổ công tác của thị xã Vĩnh Châu cần chia thành từng nhóm nhỏ phụ trách từng nhóm vấn đề; rà soát tất cả các vụ việc, bám sát địa bàn và kịp thời xử lý từng vụ việc phát sinh. Xác định, phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân. Tăng cường vận động, đối thoại với người dân theo từng vụ việc; phân loại, sàng lọc nhóm vụ việc khó khăn, vướng mắc và nhómđối tượng để có phương pháp tuyên truyền, giải thích phù hợp; khi đối thoại phải chuẩn bị kỹ nội dung và phân công người am hiểu về pháp luật, có khả năng thuyết phục.
Trong quá trình tuyên truyền, vận động cần lưu ý rà soát và yêu cầu đảng viên, công chức, viên chức và người nhà bị ảnh hưởng bởi dự án chấp hành nghiêm, để tác động đến các hộ dân khác; chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp cần thiết thì liên hệ sở, ngành liên quan để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.
Định kỳ hàng tuần, phải báo cáo kết quả thực hiện, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của các hộ dân và kế hoạch triển khai nhiệm vụ của tuần tiếp theo gửi về Tổ công tác cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Với các hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt, ông Trần Văn Lâu chỉ đạo UBND thị xã Vĩnh Châu khẩn trương tuyên truyền, vận động, giải thích về chính sách bồi thường, hỗ trợ và yêu cầu các hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, không ngăn cản thi công, đảm bảo giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm nhất.
Đối với các hộ dân xung quanh vị trí các cống tạm (nơi có đường thuộc dự án đi qua) yêu cầu hỗ trợ thì kiểm tra nội dung kiến nghị, yêu cầu của từng hộ dân; nếu nội dung yêu cầu bất hợp lý, không có cơ sở giải quyết thì tuyên truyền, vận động, giải thích để các hộ dân chấp hành, chấm dứt việc kiến nghị, đưa ra yêu cầu bất hợp lý; kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các trường hợp không chấp hành.

Lãnh đạo tỉnh khảo sát các công trình điện gió.
Việc các hộ dân yêu cầu bồi thường, hỗ trợ vì cho rằng quá trình thi công gây hư hỏng nhà ở, công trình, thiệt hại tôm, cá... UBND thị xã Vĩnh Châu cần phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị thi công kiểm tra thực tế, xác định thiệt hại. Nếu cần thiết có thể yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công thuê cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm định nội dung, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại… để làm cơ sở đối thoại, giải quyết dứt điểm theo đúng quy định pháp luật.
Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp kích động, gây rối, cố tình cản trở, đòi hỏi quyền lợi không hợp lý.
Ngoài ra, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan xử lý ngay, dứt điểm các trường hợp đăng đáy, giăng dây, đặt chướng ngại vật trên luồng, cửa sông Mỹ Thanh gây cản trở các phương tiện đường thủy vận chuyển máy móc, thiết bị... thi công các dự án điện gió.
Đồng thời, giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp sở ngành làm việc với chủ đầu tư các dự án điện gió để chấn chỉnh, chấm dứt việc tự ý thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ hoặc chi tiền cho các tổ chức, cá nhân để phục vụ triển khai các dự án điện gió mà không thông qua chính quyền địa phương.
Kiên Giang hoàn thành giao nhận quân năm 2025
Sáng 13/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi, các địa phương trong toàn tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.
Những khoảnh khắc tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 13/2, thanh niên tỉnh Cà Mau nô nức hòa mình vào không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên khắp cả nước. Tại huyện Phú Tân đã tổ chức lễ tuyển quân, tiễn đưa các tân binh lên đường nhập ngũ trong bầu không khí phấn khởi và đầy tự hào.
Tiễn bước thanh niên: Niềm tự hào và khí thế mới trong ngày nhập ngũ
Sau dịp Tết Nguyên đán năm 2025, khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, người dân hân hoan tiễn đưa những thanh niên lên đường nhập ngũ.
Thanh niên Sóc Trăng nô nức lên đường nhập ngũ
Sáng 13/2, các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong đó, có 1.650 quân cho các đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng và 275 tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân.
Cần Thơ: Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) là một trong những hoạt động của Công an TP Cần Thơ (CATP) trên lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trong năm 2024, CATP tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong thực hiện phong trào. Qua đó, ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhân dân được phát huy, tích cực tham gia cùng cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).
Công an TP Cần Thơ đấu tranh, kiềm chế hiệu quả tội phạm giết người
Theo Công an TP Cần Thơ (CATP), trong năm thứ 4 thực hiện Công văn 1676/TTg-NC ngày 30-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố tiếp tục được kiềm chế. CATP phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) từ cơ sở.
Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang làm Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025.