Sức sống mới trên vùng đất phèn, mặn
Trước đây, người dân sống dọc theo tuyến kênh Cái Lớn, Cái Bé của huyện Hồng Dân luôn phải sống trong cảnh thiếu trước, hụt sau vì đất đai nhiễm phèn nặng, khó sản xuất. Nay, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tháo chua, rửa phèn từ hệ thống kênh mương, vùng đất này đã bừng lên sức sống mới.
Về các xã nằm dọc theo tuyến kênh Cái Lớn, Cái Bé của huyện Hồng Dân như: Ninh Quới A, Ninh Quới, Vĩnh Lộc, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc A, thị trấn Ngan Dừa… hôm nay, đã không còn thấy cảnh những con đường làng tạm bợ, trơn trượt, ngập trong nước mỗi khi triều cường dâng cao. Thay vào đó là những con lộ bê-tông liền mạch, thẳng tắp, ô tô có thể di chuyển từ xã này, đến xã kia một cách thuận tiện, dễ dàng. Những người sống lâu năm ở đây vẫn còn nhớ gần chục năm trước, những vùng đất nằm cạnh 2 tuyến kênh Cái Lớn, Cái Bé bị nhiễm phèn nặng mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa năng suất thì kiểu “năm ăn, năm thua”. Duy chỉ có cây tràm là phát triển khá tốt vì đặc tính của chúng thích nghi với những vùng đất phèn, mặn. Và rồi loại cây trồng “chủ lực” ấy cũng bị rớt giá, kéo theo đó là điệp khúc “trồng - chặt” rồi lại “chặt - trồng” theo phong trào đã khiến cho cuộc sống người dân vốn đã khó lại càng thêm khổ. Không cam chịu đói nghèo, người dân nơi đây đã vươn lên, tìm tòi những mô hình sản xuất mới, cho hiệu quả cao.
Trên địa bàn xã Ninh Hòa có nhiều gương điển hình nông dân sản xuất giỏi nhờ trồng bưởi, mãng cầu, trồng tràm. Điển hình như ông Lâm Trung Sô (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân), sau gần 10 năm mày mò cùng cây bưởi, cây cam sành đã tậu được gần 5 công đất để chuyên canh 2 loại cây ăn trái này. Cũng nhờ cây bưởi, cây cam mà ông mới cất được căn nhà khang trang, cuộc sống khấm khá hơn. Ông Sô kể: “Hồi đó, đất này nhiễm phèn mặn nặng lắm, mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa thôi. Có lần, tôi đi chơi nhà người quen ở Tiền Giang, thấy vườn cây trái của họ mà thấy mê. Về nhà tôi mày mò tìm hiểu cách trồng rồi cách chăm sóc, sau đó mua cây giống về trồng thử, nhưng cùng lắm chỉ được hai mùa là cây xuống lá và héo dần rồi chết. Sang mùa sau, tôi tìm cách rửa phèn cho đất, bón thêm vôi bột rồi mới trồng cây. Từ đó, vườn cây nhà tôi phát triển xanh tốt cho đến nay. Chỉ thi thoảng vài vụ mới thay đất một lần”. Cũng theo ông Sô, vụ tết vừa qua, tiền bán bưởi và cam đã mang về cho gia đình ông hơn chục triệu đồng.
Cùng với cây bưởi, cây mãng cầu xiêm cũng bén rễ với vùng đất phèn mặn này. Theo nông dân, mãng cầu cũng dễ trồng, cho thu nhập khá ổn định, có thể chế biến thành các loại trà thảo mộc. Lâm Quý Nghiên, một người trồng mãng cầu chuyên làm trà, cho biết: “Sản phẩm trà mãng cầu rất dễ uống nên dịp tết rồi rất hút hàng. Từ khi tìm ra được loại cây trồng thích nghi với vùng đất phèn, mặn này đã giúp gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập ổn định hơn”. Đất không phụ lòng người, nhờ cần mẫn, siêng năng, chăm chỉ lao động nên nhiều hộ dân như hộ ông Sô, ông Nghiên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Bên cạnh những vườn bưởi, mãng cầu, những năm gần đây, sau một thời gian vắng bóng do bị rớt giá, người dân trên địa bàn huyện Hồng Dân cũng bắt đầu khôi phục lại các vườn tràm, giúp mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.
Có thể thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện biện pháp đa canh, xen canh các giống mới như cây khóm, cây tràm, dưa hấu, chanh, ổi… bên cạnh việc trồng lúa trên vùng đất nhiễm phèn nặng ở huyện Hồng Dân đã giúp bà con nông dân gặt hái được những kết quả khả quan. Để giúp bà con chủ động nguồn nước trong sản xuất, huyện đã tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các công ngăn mặn, xây dựng ô đê bao khép kín dọc theo 2 tuyến kênh Cái Lớn - Cái Bé để giúp người dân tháo chua, rửa phèn. Nhờ đó, từ việc chỉ sản xuất được một vụ lúa nay bà con nơi đây đã có thể sản xuất 2 - 3 vụ, hoặc áp dụng mô hình sản xuất luân canh, tăng vụ. Cùng với đó, phong trào xây dựng nông thôn mới như một luồng gió mát lành, làm bừng sáng bộ mặt những vùng quê đã từng nghèo khó.
Chí Linh
Ngày hội Khởi nghiệp CamaUP’24 - Nơi kiến tạo những doanh nông trẻ ở Cà Mau
(NSMT) - Sáng 8/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp CamaUP’24. Ngày hội diễn ra từ ngày 08/11 đến 11/11 tại Trung tâm Hữu nghị tỉnh.
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.