Tại sao không nên cho con ngủ chung với bố mẹ?
Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại trẻ ngủ một mình có thể cảm thấy sợ hãi và không yên tâm nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng điều này hóa ra lại gây hại nhiều hơn.
Một số nghiên cứu cho rằng để con cái ngủ chung cùng bố mẹ thực sự có thể gây hại nhiều hơn lợi, tác động tiêu cực cho cả bố mẹ và đứa trẻ.
Ngủ chung với bố mẹ ảnh hưởng xấu tới trẻ
Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:
Trẻ ngủ riêng (44,4%),
Trẻ ngủ chung với bố mẹ nhưng chỉ khi còn nhỏ (36,2%),
Trẻ ngủ chung với bố mẹ đến khi lớn hơn (12,0%),
Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).

Ảnh minh họa.
Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại.
Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.
Ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi bố mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Ngủ chung có thể tác động xấu tới bố mẹ
Trong một nghiên cứu khác từ Đại học Maryland, các nhà nghiên cứu đã xem xét 277 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ
Kết quả cho thấy, những bà mẹ ngủ chung giường với con đã mất ngủ một giờ và cho biết họ bị căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Các mẹ cho con ngủ riêng không bị mất ngủ và không gặp phải các triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng để trẻ em ngủ một cách độc lập giúp chúng học cách tự làm dịu và phát triển các mô hình giấc ngủ lành mạnh.

Ảnh minh họa.
Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho con ngủ riêng
Đừng ép trẻ nếu bé chưa sẵn sàng, bé cảm thấy sợ hãi mà hãy tách bé ra khỏi bố mẹ từ từ. Cần cho con thời gian để quen dần với việc ngủ riêng.
Nếu trẻ đã hiểu, hãy giải thích cho con và nói với con những gì bé nhận được khi ngủ phòng riêng.
Mỗi tối, hãy dành cho bé khoảng 30 phút trước giờ đi ngủ, hãy chúc con ngủ ngon và nán lại phòng con vài phút cho đến khi bé đã chìm vào giấc ngủ.
Rủ bé trang trí phòng riêng theo sở thích để trẻ hào hứng và không bị sốc với việc “ra riêng”.
Không đặt những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé trên giường và nên để mắt đến con trong lúc bé ngủ.
T. Linh (Theo Brightside)
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.
Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp
Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Bắt nhịp sau Tết
Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.