Nếp nhà

Tại sao nói “năm sợ Trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ 49”?

Chủ nhật, 04/09/2022, 12:07 PM

Ai cũng mong chờ đến Tết Trung thu để hội ngộ đoàn viên nhưng sao cổ nhân lại có câu “năm sợ Trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ 49”?

Tết Trung thu là tổng hợp các phong tục theo mùa của mùa thu, hầu hết các yếu tố lễ hội và phong tục mà nó chứa đựng đều có nguồn gốc xa xưa.

Tết Trung thu là tết đoàn tụ của mọi người, như một sự bồi đắp nỗi nhớ quê, nhớ thương người thân, cầu mong một mùa màng bội thu, hạnh phúc. Ngày này đã trở thành di sản văn hóa tinh thần quý giá đối với nhiều người.

Vậy tại sao người xưa lại nói: “Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ 49”?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Năm sợ Trung thu, tháng sợ một nửa

Một năm chỉ có 12 tháng, sau ngày rằm tháng 8 âm lịch sẽ chỉ còn hơn 100 ngày nữa là bước qua năm mới, cũng có nghĩa là sắp kết thúc một năm.

Một tháng chỉ có 30 ngày, nếu tháng đó đã trôi qua một nửa cũng sẽ sớm hết tháng.

Vì vậy, Tết Trung thu tuy đáng để mong chờ, để tổ chức nhưng do nghĩ đến việc thời gian trôi nhanhy nên mọi người cảm thấy bất lực và sợ hãi, có lúc sẽ phàn nàn năm tháng cứ trôi đi. Bởi vậy mới có câu “năm sợ Trung thu, tháng sợ một nửa”.

Người sợ 49, năm sợ đông 

Bốn mươi chín trong câu này dùng để chỉ tuổi của một người là 49 tuổi, đông là chỉ thời tiết lạnh của mùa đông.

Số phận và hướng đi của mỗi người sẽ được tiết lộ vào năm 50 tuổi. Tuy nhiên trước đó, ai cũng cần phải vượt qua rào cản tuổi 49, một cột mốc quan trọng đã xô ngã biết bao nhiêu số phận.

Cho nên câu nói này muốn nói người ta sợ nhất là bốn mươi chín tuổi, 1 năm sợ nhất là thời tiết cuối năm luôn lạnh giá.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thời xưa do điều kiện sống khó khăn, rất ít người có thể sống đến 60 tuổi. Đối với họ, 50 tuổi được gọi là năm thiên mệnh, đến tuổi đó bạn có thể biết năm nào mình qua đời.

Một người sau 50 tuổi cơ thể sẽ không được như thời trẻ, những bệnh trước đây khi thời tiết thay đổi sẽ dễ dàng bị lại như viêm khớp dạng thấp, dị ứng thời tiết, ho khan… Vì vậy một khi con người ta bước qua ngưỡng 50 lại càng sợ lạnh hơn.

Câu nói “năm sợ Trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ 49” còn có ý nghĩa sâu xa hơn, ý muốn nói với chúng ta rằng hãy quý trọng thời gian và sớm quyết định những việc mình sẽ làm trong tương lai. Núi đứng trên mặt đấy và con người muốn tồn tại và phát triển phải đứng trên ý chí.

Trăng khuyết không đổi sáng, gươm không đổi thép. Điều quan trọng đối với một con chim là đôi cánh của nó, điều quan trọng đối với một con người là lý tưởng. Nếu con người không có lý tưởng, chẳng khác nào sống uổng công, sống hoài sống phí.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.