Nếp nhà

Thất bại hoàn toàn vì mẹ "kiệm" lời khen

Thứ sáu, 11/11/2022, 14:26 PM

Mẹ kỳ vọng một cách thái quá khiến tôi chỉ cảm thấy mình luôn luôn làm mẹ thất vọng và tôi là một kẻ thất bại hoàn toàn.

Tối hôm qua, tôi và con gái cùng đi siêu thị, câu chuyện của một bà mẹ và đứa con nhỏ ở lối vào đã khiến mọi người chú ý.

Cậu bé khoảng chừng 6, 7 tuổi đang mếu máo. Người mẹ chua chát nói: “Con có biết tại sao bố mẹ ngày nào cũng làm việc chăm chỉ như vậy không, không phải chỉ để kiếm nhiều tiền hơn cho con cuộc sống tốt đẹp hơn sao? Con phải biết tiết kiệm, không được tiêu tiền bừa bãi. Con học hành đã không tốt, còn mặt mũi nào mà cứ đòi mua đồ chơi”.

Dù mẹ có nói gì, cậu bé vẫn cúi đầu. Đột nhiên, mẹ của cậu bé mất kiểm soát, giằng lấy cánh tay cậu kéo đi. Cậu bé giật mình trước phản ứng của mẹ, cuối cùng bật khóc.

Con gái tôi ngơ ngác nhìn hai mẹ con với ánh mắt hoảng sợ.

Những gì đã xảy ra với cậu bé đó khiến tôi nhớ lại những trải nghiệm thời thơ ấu của mình. Dù có làm gì đi chăng nữa, tôi cũng không thể nhận được một lời khẳng định từ mẹ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mẹ không bao giờ khen mọi người, mẹ lúc nào cũng nhìn ra lỗi của tôi. Cuối năm cấp 2, tôi nhận được chứng chỉ tiếng Anh, vui mừng về khoe mẹ nhưng mẹ tôi chỉ nhìn lướt qua và nói: “Lấy chứng chỉ một lần thì có gì đâu, được chứng chỉ lần nữa thì tuyệt”.

Sau đó, tôi trúng tuyển vào một trường trung học cơ sở trọng điểm của thành phố. Khi nhận được giấy báo nhập học, tôi nghĩ lần này mẹ mừng lắm.

Ngược lại, mẹ tôi nói: "Học trường tốt mà học phí đắt đỏ, ba mẹ kiếm được ít tiền không phải dễ đâu, con phải biết cố gắng hơn".

Từ đó tôi dần cảm thấy việc học không còn là việc của riêng mình nữa, điểm tốt hay không đều liên quan trực tiếp đến việc tôi có xứng đáng với đồng tiền vất vả kiếm được của bố mẹ hay không.

Vì vậy, sau khi bước chân vào trường, tôi chỉ biết đến việc học hàng ngày, điểm số của tôi luôn đứng nhất lớp. Một lần, khi kết quả kiểm tra được công bố, tôi chỉ đứng thứ 3. Nếu là một bạn khác, thứ hạng này đã có thể khiến bố mẹ hài lòng. Nhưng tôi thì không….

Tôi trở về ký túc xá, ngẩn ngơ mãi mới dám bốc máy gọi cho mẹ: "Mẹ ơi, bài kiểm tra lần này con làm không tốt, con chỉ đứng thứ 3”.

“Ôi, học hành thế này, sớm muộn cũng bị đuổi khỏi trường cho xem” - Giọng mẹ qua điện thoại vang lên.

Sau này, khi được lên một trường trung học trọng điểm của thành phố, tôi càng căng thẳng hơn, điểm số của tôi lên xuống thất thường trong năm cuối cấp. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi cũng chưa bao giờ có được một lời động viên, khẳng định của mẹ.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi không đạt thành tích tốt và đỗ vào một trường đại học bình thường. Khỏi phải nói, mẹ đã buồn đến nhường nào.

Về sau ra trường đi làm, vì tính tôi kiên định nên lãnh đạo đã phong tôi làm trưởng nhóm dự án và tăng lương cho tôi. Tôi gọi điện để chia sẻ niềm vui này với mẹ, nhưng mẹ vẫn nói giọng lạnh lùng: "Con vẫn vui với những đồng lương này. Trước đây các bạn học không bằng con nhưng giờ lại được trả lương cao hơn con”.

Đến khi tôi yêu và kết hôn, mẹ cũng không hài lòng với sự lựa chọn của tôi và luôn so sánh tôi với người khác.

Nói tóm lại, tôi chỉ cảm thấy mình luôn luôn làm mẹ thất vọng và tôi là một kẻ thất bại hoàn toàn.

30 năm trưởng thành, ký ức đầy những “trận đòn vô hình” khiến tôi trở nên rụt rè, kém cỏi, nhạy cảm và ngại đối mặt với thử thách.

Trong mắt các bạn cùng lớp, tôi là người xuất sắc cả về tư cách và học thức; trong mắt đồng nghiệp, tôi là người chỉn chu và chăm chỉ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cảm thấy mình chưa đủ giỏi, ngại chấp nhận những thử thách bất ngờ, chỉ muốn tìm kiếm sự ổn định.

 Tôi luôn lo lắng rằng tôi không thể làm tốt, tôi sợ nói "không" với người khác, tôi quan tâm nhiều đến những gì người khác nghĩ về tôi, khi ai đó nghi ngờ tôi, tôi sẽ cảm thấy tồi tệ trong một thời gian dài.

Chặn đứng tương lai của con vì những kỳ vọng không đáng có

Rất nhiều đứa trẻ bị bố mẹ kỳ vọng, đặt áp lực việc học hành mà dần trở nên trầm tư, khép kín.

Giống như một đứa trẻ bị cô giáo phạt, lần đầu tiên bị phạt cảm thấy đỏ mặt, lần thứ hai bị phạt thì cảm thấy hơi xấu hổ, lần thứ ba lại cảm thấy không sao cả. Số lần và thời gian trôi qua giống như sự miễn nhiễm, những lời nói và hành động coi thường bản thân không còn có thể khuấy động những gợn sóng nội tâm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đây cũng là một trạng thái tâm lý rất nguy hiểm, về lâu dài sẽ khiến trẻ trở nên ngỗ ngược.

Cha mẹ giống như một tấm gương đối với trẻ, quyết định trẻ sẽ hình thành cách nhận thức bản thân như thế nào

Ngay từ khi trẻ nhận thức tư tưởng, lời nói và việc làm của cha mẹ chính là tác động đến ý thức tự giác của trẻ.

Một nhà tâm lý học đã từng nói rằng nếu bạn muốn phá hủy một đứa trẻ rất đơn giản, đó là không ngừng chỉ trích nó.

Bạn luôn nói con nhút nhát, con trở nên rụt rè; bạn nói con vô dụng, con sẽ trở nên vô dụng.

Lời nói của cha mẹ là giọng nói mà đứa trẻ được tiếp xúc nhiều nhất. Sau một hồi la mắng, cha mẹ dù hết tức giận nhưng điều để lại cho đứa trẻ là sự tổn thương sâu sắc, từ đó không ngừng nghi ngờ bản thân.

Trẻ tổn thương vì tư tưởng “Làm mọi thứ vì con” của cha mẹ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều bậc cha mẹ sẽ đổ lỗi cho những khó khăn của cuộc sống là vì con, một khi con cái không đạt được kỳ vọng của họ, họ sẽ không ngừng chỉ trích, thậm chí trút nỗi bất hạnh của mình lên đứa trẻ.

Khi đã làm mẹ, tôi thường tự nhủ: "Vì đã chọn làm mẹ thì phải chuẩn bị tinh thần cho phù hợp. Chính mình là người quyết định mang con vào thế giới này, vì vậy mình phải chăm sóc con thật tốt. Suy cho cùng, quá trình nuôi nấng một đứa trẻ sẽ khó khăn, nhưng tất cả là sự lựa chọn của bạn, không phải ở đứa trẻ".

Thực tế, cuộc sống tuy vất vả nhưng có người giỏi tìm kiếm hạnh phúc, có người quen gieo rắc lo âu. Dù có con hay không, chúng ta đều đang phải chạy đua với cuộc sống, nhưng một số bậc cha mẹ lại thích gói ghém sự mệt mỏi và bối rối của mình: mọi thứ là vì con cái. Đứa trẻ đã phải chịu những áp lực tâm lý không đáng có mà không rõ lý do.

Quá trình trưởng thành của một đứa trẻ là một quá trình dài, đừng vội kết luận và coi nhẹ con mình, nếu không sẽ giết chết khả năng phát triển hơn nữa của trẻ, đến khi hối hận cũng đã muộn.

Thùy Linh  
Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…