Nuôi con

Thay vì cấm đoán, mẹ mua điện thoại cho con 13 tuổi kèm 18 nguyên tắc

Thứ tư, 16/03/2022, 09:04 AM

(NSMT) - Thay vì ngăn cấm, Janelle sống tại Massachusetts, Mỹ đã tặng cho cậu trai Gregory 13 tuổi 1 chiếc điện thoại thông minh kèm theo bản “hợp đồng nguyên tắc” sử dụng gồm 18 điều.

Với mục đích giúp con có thể tiếp cận công nghệ thông tin và ứng dụng hiện đại thông qua điện thoại thông minh đồng thời vẫn bảo vệ con tránh khỏi sự cám dỗ và ảnh hưởng tiêu cực của chúng, chị Janelle đã thiết lập 18 quy tắc sử dụng điện thoại rất đáng để các bậc phụ huynh học tập.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Gửi Gregory của mẹ

Bây giờ con đã được sở hữu 1 chiếc iPhone như mong ước. Con là một cậu bé 13 tuổi rất ngoan và có trách nhiệm nên xứng đáng với món quà này. Mẹ rất hy vọng con sẽ sử dụng nó theo cách có ích và luôn tuân thủ đúng các quy tắc mà mẹ đặt ra. Nếu con vi phạm, món quà này và cả việc sử dụng nó sẽ không còn thuộc về con nữa

1. Đây là điện thoại của mẹ. Mẹ đã trả tiền để mua nó. Bây giờ mẹ đưa nó cho con dùng. Con thấy mẹ có tuyệt vời không?

2. Mẹ luôn phải được biết mật khẩu của con.

3. Nếu có cuộc gọi đến con phải nghe máy và cư xử đúng mực. Đừng bao giờ bỏ qua một cuộc điện thoại nếu người gọi là bố mẹ.

4. Con phải đưa điện thoại cho bố mẹ từ 7h30 tối trong tuần và từ 9h tối cuối tuần. Bố mẹ sẽ tắt điện thoại cho đến 7h30 sáng hôm sau để đảm bảo việc học và làm bài của con cũng như tôn trọng các bạn khác không bị làm phiền.

5. Con không được mang điện thoại đi học. Trò chuyện với những người bạn trực tiếp thay vì chăm chú nhìn điện thoại. Đó là một kỹ năng sống. Những hôm học nửa ngày, mẹ sẽ cân nhắc về việc cho con đi dã ngoại, tham quan bên ngoài.

6. Nếu con làm rơi, vỡ màn hình hoặc làm mất điện thoại, con phải chịu chi phí thay thế hoặc sửa chữa. Con có thể làm việc nhà, trông em, tiết kiệm tiền hoặc tự trích 1 phần tiền sinh nhật để có tiền sửa. Việc này là khó tránh khỏi nên con hãy chuẩn bị trước từ bây giờ.

7. Không sử dụng điện thoại làm công cụ nói dối. Đừng tham gia vào các cuộc trò chuyện gây tổn thương cho người khác. Trước tiên hãy là một người bạn tốt, tránh xa các cuộc tranh cãi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

8. Không nhắn tin, gửi thư điện tử hoặc nói điều gì qua điện thoại mà con cảm thấy không thể đối diện và nói trực tiếp.

9. Không nhắn tin, gửi thư điện tử hoặc nói chuyện bí mật với bất cứ ai mà cha mẹ không được biết hoặc có ý giấu giếm bố mẹ.

10. Không dùng điện thoại để tìm kiếm nội dung người lớn, phản cảm, nếu con có thắc mắc về bất cứ điều gì, hãy hỏi bố mẹ.

11. Con cần để điện thoại ở chế độ im lặng khi ở nơi công cộng như rạp chiếu phim hay khi đang nói chuyện với ai đó.

12. Không gửi hoặc nhận hình ảnh cơ thể của con hoặc bất kỳ ai khác. Đừng cười nhạo 1 ai. Một ngày nào đó bạn sẽ bị cám dỗ bởi điều này. Không gian mạng rộng lớn và mạnh mẽ, những việc làm xấu sẽ bị phán xét, soi mói.

13. Con không nhất thiết phải chụp lại, ghi lại mọi thứ bằng điện thoại. Hãy tự cảm nhận, trải nghiệm cuộc sống bởi có những điều sẽ được lưu mãi trong ký ức của chính con.

14. Con hãy học cách sống không phụ thuộc vào điện thoại, đừng vì không mang bên mình mà cảm thấy bất an, điện thoại dù sao cũng chỉ là một món đồ.

15. Nếu tải ca nhạc, hãy tải những ca khúc cả hiện đại và cổ điển hoặc các thể loại đa dạng khác chứ không chỉ theo trào lưu hiện tại. Đừng chỉ nghe loại nhạc thị trường. Thế hệ các con thời nay có điều kiện tốt hơn, có cơ hội tiếp cận nhiều dòng nhạc khác nhau. Con hãy tận dụng ưu thế này và mở rộng tầm nhìn của mình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

16. Thay vì những game vô bổ trên điện thoại, con hay chơi các trò giúp rèn luyện trí não, câu đố.

17. Hãy ngước mắt lên xem thế giới đang xảy ra xung quanh bạn, nhìn ra cửa sổ, nghe tiếng chim, đi dạo, nói chuyện với một người bạn mới.

18. Nếu mẹ thấy con quá lệ thuộc vào điện thoại hoặc vi phạm những nguyên tắc trên thì con sẽ bị mất quyền sử dụng nó. Mẹ và con sẽ cùng ngồi lại và nói chuyện về vấn đề này. Nhưng con phải biết rằng mẹ luôn là thành viên tích cực và cùng đội với con.

Mẹ hy vọng rằng con có thể đồng ý với các điều khoản này. Hầu hết các bài học được liệt kê ở đây không chỉ áp dụng cho iPhone mà còn cho cuộc sống”.

T. Linh (Theo Huffpost)  
Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Trước nay nhiều người thường cho rằng chỉ ở các bà mẹ mới bị trầm cảm sau sinh nhưng trên thực tế, ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.