Nhịp sống

Thủ tướng Chính phủ: Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh

Thứ tư, 16/10/2024, 07:06 AM

(NSMT) - Chiều 15.10, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận sự nỗ lực của Bộ NNPTNT cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai Đề án và đạt được một số kết quả bước đầu. Thủ tướng nêu rõ, đây là Đề án hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về "0" theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Toàn cảnh Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến tham dự hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến tham dự hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Thủ tướng cũng cho rằng, trong thời đại ngày nay, với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải "thổi hồn", thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước. Lúa gạo là ngành hàng có lợi thế của nước ta; sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị.

Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.

Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT báo cáo tiến độ thực hiện đề án.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT báo cáo tiến độ thực hiện đề án.

Đại diện Ngân hàng Thế giới phát biểu tại hội nghị.

Đại diện Ngân hàng Thế giới phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu báo cáo tiến độ triển khai đề án, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, Ngày 27/11/2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Đề án). Đây là Đề án có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Đề án được chia làm 2 giai đoạn, Giai đoạn 1 (2024-2025): Tập trung vào 200.000 ha có điều kiện về hạ tầng sản xuất và năng lực của các hợp tác xã trong sản xuất và liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm đạt tiêu chí lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Giai đoạn 2 (2026-2030): Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tiếp tục nâng cao năng lực của cả hệ thống để mở rộng thêm 800.000 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng các địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai 07 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Hiện 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, cụ thể: giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc BVTV, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới); tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2 tương đương trên 01 ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc. Kết quả đạt được các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và HTX tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia Đề án.   

Trên cơ sở triển khai các mô hình thí điểm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương và chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Viện lúa gạo Quốc tế (IRRI) xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định phát thải (MRV) phù hợp với các qui chuẩn quốc tế, để có cơ sở khoa học, áp dụng đo đạc cho toàn diện tích tham gia Đề án. Với kết quả bước đầu khả quan của các mô hình thí điểm, với sự phấn khởi và đồng tình ủng hộ của nhiều hộ nông dân, HTX trồng lúa trong khu vực, Bộ đã thống nhất chủ trương với các địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình canh tác bền vững, giảm phát thải trên toàn bộ 12 tỉnh và áp dụng ngay trong vụ Thu - Đông 2024 và Đông - Xuân 2024-2025.

Là một trong năm địa phương thực hiện thí điểm đề án, ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, Khi Chính phủ triển khai đề án vào cuối năm 2023, mặc dù thời gian triển khai ngắn, nhưng TP. Cần Thơ được sự hỗ trợ, chỉ đạo, hướng dẫn rất sát sao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Cần Thơ cũng đã rất quyết liệt triển khai đề án. Đến nay, TP. Cần Thơ đã đạt được một số kết quả cơ bản như Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2024 về Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn TP. Cần Thơ. Ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc tạm thời thực hiện đề án. Triển khai đến các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đề án, đến nay có 04 doanh nghiệp đăng ký với diện tích khoảng 30.000 ha.

Rà soát và xác định được vùng triển khai đề án với quy mô 48.000 ha. Đồng thời khảo sát, xác định vùng trồng và thu thập dữ liệu để phục vụ thực hiện cấp mã số vùng trồng cho các chủ thể theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh giúp tăng năng suất lúa đạt 6,4 tấn/ha cao hơn 0,7 tấn/ha so với nông dân canh tác theo phương thức truyền thống, tăng lợi nhuận, giảm phát thải. Theo kết quả của IRRI về việc đo đạc phát thải khí nhà kính cho thấy mô hình giảm từ 2-12 tấn CO2/ha. Giá thành sản xuất giảm 252 đồng /kg và lợi nhuận cao hơn từ 1,3-6,5 triệu đồng/ha. Đến nay, mô hình thí điểm của đề án được Bộ Nông nghiệp của nhiều nước quan tâm như Indonesia, Philippines, Campuchia, Maldives đã đến tham quan trực tiếp mô hình.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu nhiều vấn đề mang tính định hướng và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận sự nỗ lực của Bộ NNPTNT cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai Đề án và đạt được một số kết quả bước đầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chúng ta phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, bằng kinh tế chia sẻ, bằng kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ đổi mới, sáng tạo.  Và chúng ta phải yêu cây lúa như chính yêu bản thân mình. Yêu quý những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời từ đó mới tạo ra được một cuộc cách mạng cây lúa vùng ĐBSCL. Ngoài ra, huy động nguồn lực phải đa dạng hóa, bao gồm nguồn lực trung ương, nguồn lực địa phương, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đi vay, ban hành trái phiếu, nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực của nhân dân thì mới làm được. Thủ tướng cho biết, sử dụng nguồn lực phải khoa học, hiệu quả, xóa bỏ cơ chế xin cho, bao cấp, xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà.

Để triển khai hiệu quả Đề án, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, trước hết là tính tự lực, tự cường của địa phương; huy động sức mạnh nhân dân, vì nhân dân làm nên lịch sử; tăng tốc, bứt phá, đạt mục tiêu 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp để có từ đó đạt 14-15 triệu tấn lúa, 9-10 triệu tấn gạo từ Đề án này trước năm 2030 càng sớm càng tốt. Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, công tác quy hoạch phải mang tính ổn định, lâu dài để phát triển cây lúa. Với nguyên tắc chất lượng cao và phát thải thấp. Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao cho phân khúc người tiêu dùng chất lượng cao thế mới xứng đáng cái tầm của khu vực ĐBSCL.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý, phải phát triển các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với các địa phương, hợp tác xã, các hộ nông dân với nhau để sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo; phát triển nhiều sản phẩm lúa gạo. Phải xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao, giao các địa phương cùng các doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNN xây dựng bằng được các thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới; đi đôi với đó là mẫu mã, bao bì, mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý. Cần phải phát triển hạ tầng, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển cây lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.

Trung Phạm  
Cần Thơ: Khởi công dự án mở rộng 7km còn lại của Quốc lộ 91 trước ngày 30/4/2025

Cần Thơ: Khởi công dự án mở rộng 7km còn lại của Quốc lộ 91 trước ngày 30/4/2025

(NSMT) - Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ và các dự án trọng điểm trên địa bàn TP. Cần Thơ do ông Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo vừa có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy và các sở, ngành về tình hình triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0 - Km7).

Đại hội Mô tô Cần Thơ 2024: Náo nức chờ giờ khai mạc với dàn siêu xe và công nghệ xanh

Đại hội Mô tô Cần Thơ 2024: Náo nức chờ giờ khai mạc với dàn siêu xe và công nghệ xanh

(NSMT) - Chỉ còn vài giờ trước khai mạc, không khí náo nhiệt từ Đại hội Mô tô Cần Thơ 2024 đã bao trùm khắp thành phố. Những tiếng động cơ mạnh mẽ, những dáng vẻ uy nghi của các biker từ mọi miền đất nước đang tạo nên một bức tranh đầy sắc màu và sôi động.

Cần Thơ: Phường Thới Bình họp mặt kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân

Cần Thơ: Phường Thới Bình họp mặt kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân

(NSMT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024).

Đồng Tháp quyết tâm bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Đồng Tháp quyết tâm bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

(NSMT) - Ngày 12/12, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án “Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Mục tiêu chung của Đề án nhằm phục hồi và phát triển sếu đầu đỏ tại Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong vòng 10 năm (2022 - 2032), nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót.

Cần Thơ có mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 300 triệu đồng

Cần Thơ có mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 300 triệu đồng

(NSMT) - Ngày 12/12, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ cho biết, tổng số doanh nghiệp có báo cáo lương, thưởng Tết dương lịch năm 2025 và Tết Ất Tỵ là 824 doanh nghiệp với 49.427 lao động.

Hơn 250 vận động viên tham gia Trekking Tràm Chim kết nối thiên nhiên hưởng ứng bảo tồn Sếu đầu đỏ

Hơn 250 vận động viên tham gia Trekking Tràm Chim kết nối thiên nhiên hưởng ứng bảo tồn Sếu đầu đỏ

(NSMT) - Chiều 11/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim tổ chức hoạt động Trekking Tràm Chim “Kết nối thiên nhiên” hưởng ứng bảo tồn Sếu đầu đỏ.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương

(NSMT) - Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự và phát biểu chỉ đạo.