Văn hóa

Thương sao bữa cơm mùa gặt

Thứ ba, 18/05/2021, 15:33 PM

Mùa hạ thấm thoát lại về, cùng lúc lúa ngoài đồng đã uốn nặng trĩu bông, nắng lặn vào hạt lúa chắc mẩy và người nông dân thì đợi chờ thêm một mùa gặt rộn ràng. Người dân quê tôi làm nông, quanh năm trông chờ vào 2 vụ lúa, được mất thành bại gì cũng nhờ hết vào 2 vụ lúa này.

Tôi nhớ những năm hồi còn sống ở quê, mùa gặt về chộn rộn những bước chân, những sự chuẩn bị gấp gáp để đưa lúa từ đồng về và những bữa cơm đơn sơ đạm bạc trong mùa gặt đến cám cảnh, xót xa.

1

Ảnh minh họa: Internet

Những bữa cơm quê nhà xưa vốn dĩ đã giản dị, đơn sơ nhưng mỗi khi đến mùa gặt lại càng đơn giản hết sức có thể, không thịt thà đầy ắp mà chủ yếu là rau củ trong vườn. Mùa gặt bận lắm nên có gì nấu nấy. Không chỉ riêng nhà tôi mà hầu như nhà nào trong xóm cũng vậy. Buổi sáng lót dạ đỡ bằng dăm ba củ khoai, chén cơm nguội rang. Còn buổi trưa đi gặt về, mẹ vội vàng chạy ra vườn tìm những bụi rau dại hái vào nấu canh. Bữa ăn mùa gặt cũng chẳng cần lên kế hoạch, chuẩn bị gì trước, cứ “tùy cơ ứng biến”. Cứ thế, không biết bao nhiêu mùa gặt gia đình tôi ăn những bữa cơm như vậy. Nhưng cũng chẳng hề hấn gì, mà ngược lại cả nhà đều vui vẻ, hạnh phúc khi được quây quần bên mâm cơm đầm ấm.

Những bữa cơm mùa gặt đạm bạc đó theo những đứa con làng quê lên phố với biết bao nhiêu ký ức ngọt lành. Căn bếp nhỏ có cục bồ hóng bám đen kịt quanh tường, khói củi đốt bay lên cay xè mắt, những giọt mồ hôi thi nhau túa ra ướt hết cả tấm áo khi ngồi trong bếp hì hục nấu cơm. Mùa hạ nắng về càng nực nội hơn bao giờ hết. Nhớ những bữa cơm mùa gặt được nấu từ những hạt gạo xát vội khoảng lúa cắt trước, phơi chưa được già nắng, lúc nấu lên hạt cơm vỡ vụn, bé li ti như những hạt tấm. Mẹ tôi cứ đùa rằng, cả nhà đến mùa gặt là lại được ăn cơm tấm. “Cơm tấm” gạo mới rất thơm, hạt cơm dẻo mịn, nhẩn nha từng hạt trong miệng thấy vị ngòn ngọt của hạt ngọc trời chắt chiu bao ngày. Cái ngày đó đã lùi xa mấy chục năm trời nhưng mỗi khi tới mùa gặt, mùi cơm gạo mới lại hiện về trong ký ức. Bất giác cảm giác ấy khiến cho tôi nhớ nhà da diết, nhớ bữa cơm mùa gặt đến nao lòng.

Bữa cơm mùa gặt đôi khi được cải thiện chất đạm nhờ những lần gặt lúa ba mẹ nhặt nhạnh con cá rô, cá lóc hay lũ cua đồng trốn chui trốn nhủi dưới bụi lúa. Cá thì mẹ thường kho mặn thơm lừng. Còn cua đồng thì mẹ dành nấu canh với rau dại trong vườn. Khỏi phải nói, đó là những bữa cơm ngon nhất của cả nhà. Những lúc đó mẹ luôn nhắc tôi phải nấu thêm cơm để mọi người ăn cho “đã nư”, không còn phải thèm thuồng, góp phần lấy sức cho mấy ngày gặt tiếp theo.

Nhớ những bữa cơm mùa gặt của nhà nông trăm bề cực khổ. Miếng ăn lúc nào cũng vội vàng để chuẩn bị ra đồng cho kịp thời vụ. Mùa hạ nắng cháy lưng, mồ hôi tuôn ướt đẫm như tắm, điện đóm thì chưa có, tất cả chỉ nhờ vào vài chiếc quạt mo cau tự chế để làm dịu cái nóng. Câu chuyện trong mâm cơm mùa gặt ba mẹ luôn nhắc nhớ đám con sau này cố gắng học hành để mà thoát khổ, không còn chân lấm tay bùn nữa. Cũng nhờ những lời dặn dò ấy mà anh chị em tôi đã vào được đại học, học hành tới nơi tới chốn. Tuy cuộc sống không giàu sang nhưng cũng đủ để cho ba mẹ tự hào với những đứa con cố gắng trưởng thành.

Những bữa cơm mùa gặt, mới đó mà giờ đây đã cách hơn 20 năm có lẻ, những đứa trẻ chúng tôi của ngày xưa giờ đều đã trở thành người lớn. Cuộc sống không còn vất vả như xưa, nhưng không phải vì thế mà chúng tôi đã quên đi những kỷ niệm cũ. Với tôi, những bữa cơm mùa gặt là những bữa cơm đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Khoảnh khắc bên những mâm cơm mùa gặt đã giúp tôi trưởng thành, biết trân quý hơn ngày tháng cực nhọc để có một hình hài của tôi như ngày hôm nay.

Theo Cao Thơ (Báo Bạc Liêu)

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.

Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau

(NSMT) - Sáng 16/11, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND Huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội thả diều nghệ thuật năm 2024 tại thị trấn Sông Đốc.

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11

(NSMT) - Tối 14/11, Ban Chấp hành Đoàn Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức đêm Gala Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.