Tiền Giang: Chuyện về nông dân khởi nghiệp từ 1 con heo giống
Với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất cù lao, ông Dương Tấn Sĩ (51 tuổi, ấp Tân Lợi, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) đã khởi nghiệp thành công từ 1 con heo giống.
Khởi nghiệp
Dẫn chúng tôi đi xem trại heo khoảng 400 con của mình, ông Sĩ bồi hồi nhớ lại ký ức về những ngày tháng gian khó. Sau khi xuất ngũ bộ đội, cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám nên ông phải đến tận vùng Vĩnh Hưng của tỉnh Long An để làm thuê. Sau khi lập gia đình, ông Sĩ được cha mẹ cho hơn 1 công đất trồng dừa để ra riêng. Thu nhập từ miếng vườn nhỏ không đủ lo cho gia đình nên ông phải đi làm thuê quanh năm. Ban ngày, ông đi vét mương, ban đêm đi vác cát, đá thuê.
Vào thời điểm năm 2014, ông Sĩ đến vét mương thuê cho ông Mười Thanh (lúc bấy giờ là Bí thư Đảng ủy xã Tân Thới). Thấy ông Sĩ cần cù, ham học hỏi nên ông Mười Thanh đã bán lại 1 con heo giống với giá rẻ, cộng thêm “ưu đãi” là trả dần. Ông Sĩ mang con heo giống về nhà xây chuồng để nuôi, bắt đầu hành trình khởi nghiệp với nghề nuôi heo. Lứa đầu tiên, con heo giống này đẻ 9 con gồm 7 con cái, 2 con đực. Sau đó, ông Sĩ bán 4 con, để lại 5 con heo cái gầy giống. Từ 1 con heo giống ban đầu, đến năm 2015, đàn heo của ông Sĩ đã có khoảng 100 con các loại.
Với khát vọng vượt khó, năm 2015, ông Sĩ quyết định mở điểm bán thức ăn chăn nuôi tại nhà cho các hộ chăn nuôi xung quanh và cũng nhằm giảm chi phí đầu vào trong nuôi heo. Ông Sĩ cho biết, thời điểm năm 2017, người nuôi heo điêu đứng khi heo hơi rớt giá thê thảm, giá heo thịt chỉ còn khoảng 100.000 đồng/3 kg. Rất may, nhờ sự chủ động, nhạy bén, nắm bắt diễn biến thị trường nên năm đó ông không thua lỗ.
“Lúc đó, tôi hỏi thăm, cập nhật liên tục tình hình giá cả heo từ các thương lái. Từ đó, tôi quyết định kéo dài thời gian nuôi heo. Tôi neo lại khoảng 70 con heo đến 1,5 tạ/con mới xuất chuồng. Khi giá heo hơi tăng trở lại, tôi mới bán ra và thu lợi nhuận. Từ đà này, việc chăn nuôi heo của nhà tôi tiếp tục phát triển, có tiền mua đất để mở rộng chuồng trại” - ông Sĩ tâm sự.
Đặc biệt, trong năm 2019, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) bùng phát trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, nhưng đây là năm ông Sĩ thắng đậm. “Khi vừa xuất hiện bệnh DTHCP, tôi quyết định bán hết đàn heo của gia đình và thu lãi khoảng 2 tỷ đồng. Sau khi học hỏi được kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các doanh nghiệp về chăn nuôi heo an toàn sinh học, tôi quyết định thu mua heo từ bên ngoài về trại để nuôi.
Lúc đó, người nuôi heo rất hoang mang, nên họ bán bao nhiêu thì tôi mua bấy nhiêu. Thời điểm đó, giá heo tăng cao, thương lái có nhu cầu thì tôi bán lại. Sau khi bán hết số lượng heo mua từ các hộ dân, tôi vệ sinh chuồng trại để tiếp tục nhập heo về nuôi. Tính trong giai đoạn đó, tôi lãi hơn 1 tỷ đồng” - ông Sĩ chia sẻ.
Sau khi tích lũy được nguồn vốn lớn từ việc nuôi heo, ông Sĩ đã mua miếng đất mặt tiền đường tỉnh 877B để đầu tư cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp khang trang, tạo thuận lợi trong việc mua bán.
Và sự chia sẻ
Ngoài việc vươn lên làm giàu từ nghề nuôi heo, ông Sĩ còn tích cực hỗ trợ các hộ nuôi heo trên địa bàn xã cùng nhau phát triển. Theo đó, ông Sĩ đầu tư kinh phí từ heo giống đến thức ăn cho người dân để chăn nuôi. Đến khi hộ dân xuất chuồng lứa heo, ông Sĩ sẽ thu hồi vốn lại; nếu có lợi nhuận thì sẽ chia theo tỷ lệ thỏa thuận, đảm bảo lợi ích hài hòa. Thời điểm cao điểm, ông Sĩ đầu tư vốn cho khoảng 30 hộ dân trên địa bàn xã để nuôi heo.
Năm 2020, xã Tân Thới được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với vai trò là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Tân Thới, ông Sĩ đã tập hợp được các hộ dân chăn nuôi heo ở xã tham gia vào HTX. Để HTX hoạt động ổn định, hiệu quả, ông đã chủ động xây dựng liên kết từ đầu vào đến đầu ra. HTX bao tiêu đầu ra, giúp các thành viên an tâm sản xuất, gắn bó với HTX. Điều này giúp xã Tân Thới hoàn thành chỉ tiêu số 13 trong xây dựng nông thôn mới.
Ngoài việc chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội luôn được ông Sĩ quan tâm và tích cực thực hiện. Bởi ông tâm niệm rằng, quá trình sản xuất phải luôn có sự chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội. Theo đó, ông đã tích cực, đi đầu trong tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Với những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ông Sĩ là nông dân tiêu biểu của huyện Tân Phú Đông và tỉnh trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen về thành tích nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, huyện, xã nhiều năm liền và vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đó là sự ghi nhận xứng đáng về những nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu của ông Sĩ trong chặng đường khởi nghiệp.
Theo T. Đạt/ Báo Ấp Bắc
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.