Nếp nhà

Trời trở lạnh lại nhớ vị Tết quê hương

Thứ hai, 03/01/2022, 12:10 PM

Năm nào cũng vậy, khi nghe được khí lạnh và nhận thấy “mùi Tết” trong lòng lại vô cùng xốn xang với nỗi nhớ quê da diết, chỉ mong mau chóng kết thúc công việc để về quê đoàn viên.

Không còn là những đứa trẻ ngây thơ mong Tết để được mẹ mua cho quần áo mới, cũng không vì chờ được người lớn tặng phong bao lì xì nhưng cảm xúc con người ngộ nghĩnh lắm, mới nghĩ đến Tết thôi trong lòng đã xôn xao rộn ràng muốn về quê.

Chữ “Tết” không đơn giản chỉ là những ngày nghỉ xả hơi sau một năm làm việc vất vả mà là một nét văn hóa đặc biệt ý nghĩa và ăn sâu trong tiềm thức người Việt Nam ta. Tết là thời gian đoàn viên, là dịp tất cả các thành viên trong gia đình quây quần tụ họp kể cho nhau nghe về một năm đã qua và cùng cảm nhận sự ấm cúng.

Cùng chơi bên bà canh nồi bánh tét, tuổi thơ đầy ấm áp (Ảnh st)

Cùng chơi bên bà canh nồi bánh tét, tuổi thơ đầy ấm áp (Ảnh st)

Ở đâu cũng vậy, 3 miền Bắc- Trung- Nam ở đâu cũng có Tết cả, nhưng “hương Tết” miền Tây đặc biệt và thú vị lắm. Cũng bởi vì cái đặc trưng khí hậu nên mùi Tết nồng nàn rõ rệt hơn hẳn, không giống như miền Bắc hay miền Trung có mùa đông kéo dài cả vài 3 tháng trời, mọi người quen với không khí lạnh ấy rồi chẳng thể phân biệt cụ thể tiết trời Tết như thế nào. Còn riêng đối với người dân miền Tây sông nước ngỡ như nắng nóng quanh năm lại vô cùng dễ dàng để nhận biết Tết đến, “khi nào thấy đủ lạnh Tết sẽ ở kế bên”.

Mà cũng thật ngộ làm sao, cả một năm trời dài đằng đẵng tha hương nơi xứ người vẫn vui vẻ vô ưu nhưng chỉ cần cảm nhận được tiết trời lạnh dần đều trong lòng lại da diết nhớ quê nhớ nhà. Dù ở bất cứ nơi đâu cũng muốn nhanh chóng hoàn thành những công việc còn dang dở cuối năm để về nhà bên gia đình và những người thân yêu.

Tết đến tràn ngập sắc xuân tươi mới ( Ảnh st)

Tết đến tràn ngập sắc xuân tươi mới ( Ảnh st)

Có thân thuộc đến đâu cũng không thể giống nhà mình được, Tết quê năm nào cũng đón, cũng là những món ăn quen thuộc, những phong tục từ xưa nhưng nghĩ đến lại “thèm”. Thèm về cảm giác rộn rã đông vui của mọi thành viên gia đình, sau một năm dòng mới có cơ hội điểm đủ mặt “bá quan văn võ” trong nhà để kể chuyện trên trời dưới biển rồi thương nhau nhiều hơn.

Có những người xong công việc sớm sẽ tranh thủ thật nhanh chạy về quê làm công tác chuẩn bị cùng người thân, ai bận hơn sẽ về sau. Dù quen thuộc vì năm nào cũng làm, có khi thấy cực vì nhiều việc cần làm nhưng lại rất vui, gương mặt ai cũng đầy vẻ tất bật và rạng rỡ. Cùng nhau dọn nhà rồi trang trí, người lớn trẻ em xôn xao cả xóm, phụ giúp lẫn nhau người lặt lá mai người trồng dàn bông trước cửa, nhìn đâu cũng thấy tươi vui. Các bà các mẹ tranh thủ đi sắm nếp gói bánh Tét, mua khổ qua tươi ngon để dồn thịt, mua trứng về kho thịt trong chiếc nồi “bự tổ chảng” ăn cả mùa Tết, tưởng sẽ ngán nhưng thực thì ăn cỡ nào vẫn ngon.

Những món ăn truyền thống ngày Tết xứ miệt vườn miền Tây (Ảnh st)

Những món ăn truyền thống ngày Tết xứ miệt vườn miền Tây (Ảnh st)

Nhớ năm nào cũng ngồi canh nồi bánh tét cùng cả nhà đến ngủ gục nhưng khi vớt bánh ráo sẽ được thử ngay đầu tiên. Có khi mẹ kêu bày mâm ngũ quả phụ nhưng rồi “xị mặt” bị mẹ la vì không vừa ý, nhớ về những ngày còn thơ bé chạy lon ton trong xóm cùng đám bạn chờ đón giao thừa. Có lần lại vô tình cầm chổi để quét nhà ngay Tết và mẹ kịp thời ngăn lại rồi nói cho nghe phong tục không nên quét nhà trong Tết vì Tết luôn đón niềm vui cùng may mắn.

Trời càng lạnh càng thèm hương quê, mong vị Tết và thương da diết cái đầm ấm những ngày đoàn viên.

Mộc An  
Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.