Lạp xưởng quê đón Tết
(CMO) - Khi những hạt mưa cuối mùa đã dứt nhường cho cái nắng mát dịu của tháng 12, màu xanh non mơn mởn dịu dàng của cỏ cây, điểm thêm màu đỏ au của những giàn lạp xưởng ánh lên trên sân, báo hiệu Tết đang đến gần.
Từ lâu, lạp xưởng đã trở thành món ăn truyền thống, có thể sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Theo lời ông bà xưa, món lạp xưởng bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn, mỗi năm mới xẻ thịt con heo để làm bánh tét, mâm cỗ Tết hoặc cúng quảy. Số thịt còn lại, vì không có tủ lạnh, tủ đông như bây giờ nên ông bà ta đã nghĩ ra cách chế biến thành lạp xưởng để bảo quản được lâu. Có lẽ lạp xưởng được tạo hình thành từng khúc tròn dài, săn chắc, nên được dùng để làm quà, hay được thưởng thức trong dịp Tết như mang ý nghĩa năm mới sung túc, đủ đầy.
Cách làm lạp xưởng tưởng đơn giản nhưng khá cầu kỳ, nếu làm không đúng cách, lạp xưởng sẽ dễ bị hỏng. Theo bà Lê Hồng Cúc (xã Khánh Hoà, huyện U Minh), người có kinh nghiệm làm lạp xưởng, muốn làm lạp xưởng ngon phải chọn được thịt heo tươi. Ðầu tiên là sơ chế phần thịt, ruột non thật sạch qua nước và rượu trắng. Thịt nạc bỏ lớp da, cắt nhỏ, còn thịt mỡ được thái hạt lựu riêng, sau đó trộn cùng với các loại gia vị cho vừa ăn. Công đoạn phức tạp nhất là nhồi thịt. Với phần ruột non đã được chuẩn bị kỹ, cứ nhồi thịt vào được khoảng 15-20 cm thì buộc lại thành khúc. Sau đó đem tất cả phơi lên giàn ngoài trời nắng từ 3-4 ngày thì lạp xưởng sẽ lên men, khô lại, là có thể đem vào đóng gói bảo quản.
“Hồi xưa, khâu khó nhất là phải bằm thịt cho nhuyễn và nhồi thịt vào ruột thật khéo để không bị “bể ruột”. Ngày nay, lạp xưởng hầu như được làm quanh năm để sử dụng và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, những khâu thủ công được giảm bớt, thay thế bằng máy móc để xay và nhồi thịt nên nhanh hơn, năng suất cao hơn và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, bà Kim Cúc cho biết.
Làm lạp xưởng cầu kỳ, nhưng khi ăn thì chế biến rất đơn giản, nhanh gọn. Lạp xưởng để nguyên cả khúc, rửa sạch bằng nước nóng rồi đem hấp hoặc chiên, nướng chín, hoặc luộc với nước dừa đến khi nước rút cạn, sau đó mang cắt lát vừa phải, thêm vài lát tỏi tươi, ăn kèm cơm trắng hoặc chế biến thành nhiều món ngon cầu kỳ hơn. Hương thơm của các loại gia vị tỏi, tiêu, vị bùi, ngọt đậm đà của thịt tạo ra món ăn mang hương vị đặc trưng.
Trên khắp các vùng, miền trong cả nước có thể làm ra rất nhiều loại lạp xưởng mang hương vị đặc trưng khác nhau. Những ngày Tết, trong nhà người dân miền Tây lúc nào cũng có những khúc lạp xưởng ngon để cả gia đình thưởng thức và đãi khách tới chơi. Món ăn bình dị, dân dã này không chỉ hấp dẫn du khách phương xa, mà còn làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực của người dân miền sông nước.
Thảo Mơ thực hiện
Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết
Mứt Tết là món truyền thống không thể thiếu trong phong tục đón Tết cổ truyền của mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cách chọn mứt làm sao để an toàn thì không phải ai cũng biết.
Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ
Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.
Mùa cá bống sao
Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.