Startup

Từ bỏ lương khủng, nữ dược sĩ biến giấc mơ trà dược liệu thành hiện thực

Thứ tư, 29/12/2021, 13:47 PM

(NSMT) - Ở miền Tây gần đây xuất hiện thương hiệu Hygie and Panacee như một niềm tự hào của thuơng hiệu Việt Nam trong lĩnh vực trà dược liệu giúp bảo vệ sức khoẻ.

Người sáng lập - Đoàn Thị Hồng Thắm là một nữ dược sĩ, thạc sĩ kinh tế, cũng là giám đốc điều hành (CEO) của công ty. Ngày 18/12 người phụ nữ tài năng này đã xuất sắc vượt qua 103 thí sinh của 10 tỉnh ĐBSCL đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo năm 2021 được đăng cai tổ chức tại Đồng Tháp.

3806f54652ae98f0c1bf

Chị Hồng Thắm vừa đoạt giải nhất cuộc thi khởi nhgiệp - sáng tạo ĐBSCL 2021 tại Đồng Tháp.

Ảnh: NVCC

Vừa bước chân vào văn phòng của nữ CEO này, đã thoang thoảng hương thơm của các thảo mộc vô cùng dễ chịu. Vinh hạnh cho phóng viên Nhịp Sống Miền Tây chúng tôi khi được chính nữ giám đốc pha mời cốc “dược trà” diếp cá đựng trong bộ ly màu xanh ngọc thật sang trọng. Uống ngụm trà bổ dưỡng, cảm nhận vị thơm rau diếp cá quen thuộc, chúng tôi bắt đầu ghi nhận câu chuyện khởi nghiệp và hành trình vươn tầm của trà thảo dược này.

Từng là người nghiên cứu, sản xuất thành công công thức thuốc ho Eugica, loại thuốc ho từ thiên nhiên nỗi tiếng một thời. Sau đó được mời về làm giám đốc chi nhánh cho một công ty dược lớn ở miền Tây. Bao nhiêu năm tuổi nghề trong lĩnh vực dược phẩm và làm quản lý càng giúp chị thấu hiểu cũng như hướng việc kinh doanh đến sức khoẻ cộng đồng. Năm 2019, chị táo bạo đưa ra quyết định ngưng làm việc ở công ty dược, chấp nhận từ bỏ mức lương cao để khởi nghiệp và biến giấc mơ trà dược liệu thành hiện thực.

09a0a21741ff8ba1d2ee

Chị Hồng Thắm cùng các cộng sự luôn đồng hành ngày đêm biến ước mơ nâng tầm nông sản Việt Nam thành hiện thực. Ảnh: NVCC

“Là một dược sĩ, yêu thiên nhiên nên tôi rất quan tâm đến những nông sản có tính dược liệu. Nhưng những loại này lại hạn dùng rất ngắn, còn giữ lạnh để dùng tươi thì không lấy hết được dược tính, người xưa hay nói rằng “sáng rau – chiều rác” cho nên tôi cứ ấp ủ mãi một ý tưởng làm sao tạo ra một sản phẩm từ nông sản phải giữ nguyên dược tính để giúp bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất mà phải có hạn sử dụng lâu, có thế mới tăng tính tiện lợi, nâng tầm giá trị nông sản. Và rồi, sau khi tiếp cận công nghệ từ những người bạn Nhật, tôi biến đã chế biến thành trà hoà tan về và từ đó Hygie and Panacee ra đời”, chị Thắm tâm sự.

Vì sao có nhiều cách đặt tên thương hiệu thuần Việt, hoặc tên chính bản thân mình, mà chị lại chọn là Hygie and Panacee nghe rất “Tây” để khởi nghiệp tại Việt Nam? Chị Thắm cười bộc bạch: “Trước tiên, tôi tự nghiên cứu chọn tên phải gắn liền với ngành dược, Hygie và Panacee là tên của 2 người con của vị Thần  Asclepius - vị thần về y học trong thần thoại Hy Lạp, là những nhân vật mà trong ngành dược chúng tôi rất tôn kính.

Nói về cái tên nghe 100% nước ngoài đó có sự kỳ vọng của tôi, vì tôi muốn sản phẩm tốt của chính người Việt Nam tạo ta phải được vươn tầm quốc tế, sắp tới khi có chứng nhận FDA, công ty tôi sẽ xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu nhắm đến còn có Châu Âu hay Nhật, Hàn…, các khách hàng đã liên hệ công ty tôi rồi, giờ chỉ còn đợi khâu thủ tục”. Hoà theo mạch câu chuyện thương hiệu, chị tự hào nhắc thêm, logo của công ty do chính chị cùng một người bạn thiết kế. Đó là hình 3 chiếc lá tượng trưng cho 3 thông điệp: sản phẩm sạch, sản phẩm sức khoẻ và sản phẩm minh bạch.

Nhìn thấy xu hướng về trà ngày nay không chỉ là thức uống để giải khát, để hưởng thụ, để tiếp chuyện... mà trà đã trở thành một loại thức uống cần cho sức khoẻ, cần để chăm sóc bản thân, cần cho gia đình và còn là một món quà biếu tinh tế cho sự quan tâm chân thành. Nữ dược sĩ đã cho ra mắt 10 loại trà, 20 mã sku chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. 

Chị tâm sự khi biết mình đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: “Tôi rất tự hào vì đây là tâm huyết của cuộc đời tôi, dù lúc đầu khởi sự đầy khó khăn, tay trắng nhưng đến nay tôi đang ngắm nhìn thành quả của mình và tập thể công ty. Sắp tới tôi sẽ mang “đứa con tinh thần” này tiếp tục cuộc thi cấp quốc gia. Với tôi, khi nói về Hygie and Panacee, tự hào nhất của chúng tôi chính là đã trở thành người đồng hành của nông dân miền Tây, bao tiêu nông sản giúp những người nông dân quê mình tránh cảnh “được mùa rớt giá”, bên cạnh đó còn cùng chung tay thay đổi mô hình trồng “nông nghiệp sạch” để có nguồn nguyên liệu chất lượng và thiên nhiên. Dự án của tôi sẽ không dừng lại 10 loại trà này mà kỳ vọng sắp tới tất cả nông sản có tính dược liệu đều thành được sản phẩm, có thế mới tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang giá trị kinh tế cao, đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng ngày nay lựa chọn”.

3adf79699a8150df0990

Các sản phẩm trà dược liệu đã tạo được uy tín trên thị trường và trở thành một nhãn hàng ưu thích với những người có gu uống trà thảo dược. Ảnh: NVCC

Trong chưa đầy 3 năm trải qua nhiều khó khăn, chưa bao giờ chị Thắm bỏ cuộc hay nhận tài trợ của đối tác khác. Chị cho rằng chính bản thân khởi nghiệp đã có kế hoạch chỉnh chu thì phải kiên nhẫn thực hiện đến khi đạt mục tiêu kỳ vọng. Sắp tới khi công ty xuất khẩu sang các nước lớn thì lúc đó giấc mơ vươn tầm trà dược liệu của chị sẽ trở thành hiện thực. Trong suy nghĩ, chị luôn trân quý các đối tác muốn đầu tư, chị khiêm tốn cho rằng Hygie and Panacee vẫn còn nhỏ bé nên chị chưa giám gật đầu mặc dù có rất nhiều nhà đầu tư ngỏ lời cộng tác. 

Một dược sĩ, thạc sĩ kinh tế tài năng, một sự nghiệp phát triển cùng giấc mơ vươn tầm thế giới chẳng hề nhỏ bé, nhưng khi được ca ngợi thì chị rất khiêm tốn và chưa hề khẳng định bản thân trước chúng tôi, bên cạnh chị, luôn cảm nhận sự gần gũi và vô cùng dễ mến.

Thu Phương  
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.