Xưa - Nay

Tuổi thơ thú vị của trẻ em miền Tây

Thứ sáu, 04/02/2022, 08:18 AM

(NSMT) - Cuộc đời con người ai cũng có tuổi thơ, có những kỷ niệm đáng nhớ của riêng mình nhưng có lẽ không có nơi nào nhiều thú vị được như tuổi thơ trẻ em miên Tây.

Mang danh miền Tây sông nước, sống trên ghe xuồng là lẽ thường tình nên tuổi thơ của các thể hệ trẻ em miền Tây cũng có nhiều kiểu, có những bạn theo cha mẹ lênh đênh trên sông nước, có những bạn theo người lớn vào rừng vào rẫy khẩn hoang dựng chòi tìm đất canh tác cũng có nhiều bạn may mắn được ở đất liền.

Giữa miệt vườn mênh mông sông nước, tuổi thơ bất kỳ ai cũng có kỷ niệm tắm sông cùng lũ bạn, có khi giăng câu kiếm cá nướng trui trên đồng ăn rồi giỡn hớt với nhau. Nhiều khi ngồi nghĩ lại mà tiếc cái ngày xưa ấy, ngây ngô nô đùa chẳng chút phiền lo.

Tắm sông đầy tinh nghịch (Ảnh: st)

Tắm sông đầy tinh nghịch (Ảnh: st)

Gặp được vài người bạn phải theo ghe cha mẹ trên sông thỉnh thoảng được lên bờ tìm chúng tôi, đám trẻ trong xóm để tranh thủ chơi trốn tìm, chơi nhà chòi hay chơi năm mười,… Mỗi lần ghe chuẩn bị neo đều rất háo hức, mừng vì sắp có một cuộc vui chơi nữa. Có những đứa loi choi cà rỡn khi được người lạ hỏi nhà ở đâu sẽ chọc rằng không có nhà nhưng lại có nhiều nhà làm người hỏi gãi đầu khó hiểu. Khi biết được tụi nó sống trên ghe mới hiểu ra, ghe hàng xuôi theo dòng khắp đi khắp vùng, mệt ở đâu nghỉ ở đó và đám nhóc lại lên bờ kết thêm bạn mới.

Nhớ những đứa khác phải theo cha mẹ vào rừng vào rẫy khẩn hoang canh tác kể rằng cuộc sống vất vả nhưng cũng thật thú vị vì được đi tới những vùng đất mới lạ dù có đôi khi cảm thấy sợ sệt bởi cái hoang vu nơi rừng thiêng nước độc. Cũng giống những tụi dưới sông, mỗi lần được ra ngoài cũng vui mừng không kém bởi được gặp nhiều người và có thêm bạn bè.

Tuổi thơ của trẻ em miền Tây đặc sắc vô cùng, ngoài liên quan đến sông nước, rừng rẫy còn có những sự thú vị của đám nhóc may mắn được ở đất liền như chúng tôi. Những buổi chiều lộng gió chạy nối đuôi nhau thả diều trên đồng, những buổi trưa trốn ngủ chơi năm mười, bắn bi, tạt lon. Có khi là những lần nhảy dây té rách quần về bị mẹ đánh đòn, những trò banh đũa, ô ăn quan hay thậm chí đi “trộm” trái cây mà chẳng sợ bị bắt.

Trò chơi kinh điển của mọi thế hệ tuổi thơ - chơi năm mười (Ảnh: st)

Trò chơi kinh điển của mọi thế hệ tuổi thơ - chơi năm mười (Ảnh: st)

Tuổi thơ chúng tôi còn có tiếng rao “Ai bánh cam bánh còng đi” của các bà các cô khéo léo đội mâm bánh "bự chảng" trên đầu. Có khi giữa trưa nắng chạy theo tiếng lục lạc của chú bán kem để đổi đôi dép rách và có kem ăn.

Những mâm bánh cam chất đầy được đội đi bán rong (Ảnh: st)

Những mâm bánh cam chất đầy được đội đi bán rong (Ảnh: st)

Những “bà tạp hóa” trong xóm đã quen với đám nhóc thường dành dụm tiền lẻ rủ nhau mua bịch bánh tráng, chai nước ngọt về chia nhau ăn uống rồi nô đùa vang xóm.

Nhưng dù là trẻ em sống trên sông nước, trên bờ chẳng “nhóc” nào bỏ sót trò chơi nhà chòi, kiếm cây kiếm lá dựng chòi, lấy đất sét nặn nồi niêu xoong chảo giả bộ nấu cơm như một gia đình thực vậy. Ngoài ra con đi tìm hoa dại kết thành vòng chơi trò cô dâu chú rể hát bài đồng dao “Cô dâu chú rể / Làm bể bình bông / Đổ thừa con nít / Bị ăn đòn téc đít” rồi cười như nắc nẻ với nhau.

Chơi nhà chòi chẳng khi nào chán (Ảnh: st)

Chơi nhà chòi chẳng khi nào chán (Ảnh: st)

Trong hồi ức về tuổi thơ của mình của cả ông bà cha mẹ qua những lời kể cũng như tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em miền Tây vui vẻ và thú vị là thế, dù có tinh nghịch dữ dội nhưng cũng thật đáng yêu, đáng nhớ.

Nhìn vào thế hệ trẻ bây giờ, cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hóa với sự tiếp xúc công nghệ quá sớm, là ipad, là điện thoại và cả những màn hình vi tính đều ảnh hưởng quá nhiều đến bản chất ngây thơ như trang giấy trắng vốn có của trẻ. Có những đứa trẻ vì mải mê điện thoại, ti vi mà sinh ra lười giao tiếp không chịu nói chuyện cho đến lúc 4, 5 tuổi gia đình mới thật sự lo lắng tìm cách giải quyết.

Tuổi thơ cắm đầu vào trò chơi điện tử (Ảnh minh họa)

Tuổi thơ cắm đầu vào trò chơi điện tử (Ảnh minh họa)

Tuổi thơ của trẻ em ngày nay chẳng còn trốn ngủ trưa ra tắm sông bắt cá mà trốn cha trốn mẹ cúp học vào tiệm net chơi gaame, những trò chơi bạo lực làm ảnh hưởng lên chúng theo chiều hướng tiêu cực và cha mẹ cũng khó có thể kiểm soát.

Trẻ em ngày nay có thể không cận thị do học nhiều mà tiếp xúc thiết bị điện tử quá nhiều (Ảnh: Internet)

Trẻ em ngày nay có thể không cận thị do học nhiều mà tiếp xúc thiết bị điện tử quá nhiều (Ảnh: Internet)

Có những đứa trẻ "ghiền" điện thoại, say mê các chương trình thiếu nhi đến mức không chịu ăn hoặc mỗi lần ăn phụ huynh phải mở điện thoại lên để dụ con ăn và ăn nhanh, ăn nhiều. Tuổi thơ của trẻ em miền Tây thời nay chịu tác động quá nhiều từ internet, chỉ mong thời gian giải trí trong ngày thật dài để sử dụng internet được lâu hơn. Tuổi thơ bây giờ cũng chẳng còn giống tờ giấy trắng nữa, chẳng còn ngây ngô trong sáng như vốn có khi internet có chứa cả những thứ "tạp nham". Bên cạnh đó còn là sự bảo bọc quá lớn từ phía gia đình, có những bậc phụ huynh thương và chiều con một cách mù quáng, con thích gì sẽ lập tức đáp ứng. Đó là lý do dẫn đến tuổi thơ không thực đẹp của những thế hệ trẻ em sau này.

Trẻ em vốn rất ngây thơ trong sáng nhưng cũng đầy sáng tạo, hãy để cho chúng có một tuổi thơ đầy màu sắc với chúng bạn. Hãy tạo điều kiện cho chúng môi trường phát triển tự nhiên, không gian hòa đồng tự do bay nhảy sáng tạo để chúng cũng có được hành trang kỷ niệm đáng nhớ như thời cha ông, để cho tuổi thơ trở nên đẹp đẽ và "huy hoàng".

Nếu có thể xin được vé đi tuổi thơ, tôi sẽ không ngần ngại tìm cho mình và nhất định sẽ dẫn đám trẻ đi cùng cho tụi nó thấy thời chúng tôi tuổi thơ đẹp biết nhường nào, không internet cũng chẳng mạng xã hội, cứ đến giờ sẽ biết những đứa bạn mình đang ở đâu mà tự đi đến chơi, không cần tìm kiếm xa xôi.

Mộc An  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.