Ung thư, giảm trí nhớ do thói quen trước khi ngủ hầu hết giới trẻ mắc phải
(NSMT) - Rất có thể bạn đã từng tự hứa với bản thân rằng sẽ không lướt mạng xã hội và đi ngủ sớm nhưng thật khó để đặt điện thoại ra xa dù chỉ trong vài giờ.
Sử dụng điện thoại ngay trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
Dùng điện thoại trước khi ngủ gây tổn thương mắt
Bạn có thể sẽ cảm thấy tầm nhìn của mình đột nhiên mờ đi sau hàng giờ đồng hồ lướt mạng xã hội.
Việc sử dụng điện thoại nhiều khiến bạn thấy căng thẳng, từ đó dẫn đến mỏi mắt. Để bảo vệ mắt, hãy thử giảm độ sáng màn hình và tránh sử dụng điện thoại quá lâu.
Gián đoạn giấc ngủ
Vào cuối ngày, bạn muốn dành thêm thời gian để kiểm tra tin nhắn hoặc đọc tin tức, nhưng thói quen dùng điện thoại gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn không thể ngủ ngon.
Ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của bạn mà còn có thể làm rối loạn chu kỳ ngủ - thức, do đó có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe.
Dùng điện thoại trước khi ngủ gây đau cổ
Nếu bạn đã quen với cảm giác đau cổ khó chịu, việc sử dụng điện thoại trên giường có thể khiến tình trạng bệnh hiện có thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Khi bạn nghiêng đầu về phía trước để nhìn vào màn hình, các cơ ở cổ sẽ bị căng, gây đau. Nếu bạn không thể bỏ thói quen này, hãy thử cầm điện thoại ngang tầm mắt để tránh làm căng các cơ.
Tăng nguy cơ ung thư
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ung thư do nó có khả năng phát ra bức xạ điện từ.
Những bức xạ này khi tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế hạn chế sử dụng điện thoại là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Lão hóa da nhanh hơn
Bạn có thể đang chi rất nhiều tiền cho việc chăm sóc da đắt tiền, nhưng một việc đơn giản như sử dụng điện thoại trên giường có thể phá hỏng mọi nỗ lực của bạn. Khi bạn nhìn xuống điện thoại, nó sẽ khiến bạn có những nếp nhăn trên cổ, do đó khiến bạn trông già đi sớm.
Gây ra các bệnh lý về da
Nghe ra thì giữa việc sử dụng điện thoại và các bệnh lý về da không có liên quan nào nhưng bạn lầm. Điện thoại được xem là vật bất ly thân của mỗi người, nó được sử dụng rất thường xuyên thế nên trên bề mặt điện thoại chứa rất nhiều vi khuẩn.
Có thể bạn chưa biết lượng vi khuẩn ở trên màn hình điện thoại nhiều gấp 20 lần nắp bồn cầu. Vì thế, vì tay tiếp xúc vào điện thoại rồi lại chạm vào mặt thì vô tình gây ra các nốt mẩn đỏ như dị ứng.
Suy giảm trí nhớ
Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể tiếp xúc với các tia bức xạ trong 2 phút có thể làm mất khả năng phòng vệ của não bộ từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh thần kinh và suy giảm trí nhớ trầm trọng.
Khi ngủ, bạn nên để điện thoại ở chế độ máy bay hoặc xa chỗ ngủ của bản thân.
Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ bao lâu là hợp lý?
Theo ý kiến của giáo sư Wiseman - Giáo sư tại Đại học Hertfordshire, bạn không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. Khoảng thời gian này đủ để cơ thể thích nghi với bóng tối, tuyến tùng - một tuyến nhỏ nằm trong não bộ sẽ tăng cường sản sinh Hormone Melatonin mạnh mẽ, cơn buồn ngủ sẽ nhanh chóng ập đến. Bạn sẽ rất nhanh đi vào giấc ngủ sâu và lâu dài.
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn hồi phục lại năng lượng đã mất nhanh chóng, hỗ trợ chức năng gan hoạt động ổn định, loại trừ độc tố mà cơ thể hấp thu vào ban ngày.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim