Phong cách sống

Về miền Tây thưởng thức lẩu cù lao gây thương nhớ

Thứ ba, 19/04/2022, 10:04 AM

(NSMT)- Lẩu cù lao là món ngon "trứ danh" của các tỉnh miền Tây sông nước. Sở dĩ có tên gọi này là vì người ta phải sử dụng một loại nồi nhôm có thiết kế đặc biệt, chuyên dùng để nấu lẩu là nồi cù lao

Cù lao hoặc có thể gọi là cồn được định nghĩa là vùng đất nổi trên sông cũng giống như nơi được gọi là đảo ở các vùng biển, ở đó cũng có người dân và cuộc sống sinh hoạt như bình thường, chỉ là phạm vi địa lý nhỏ hơn. Ở Việt Nam, cù lao hầu hết xuất hiện ở miền Tây do phù sa bồi đắp trong thời gian dài, chẳng hạn như: cù lao Dài ở Vĩnh Long, cù lao Thới Sơn ở Tiền Giang, cù lao Dung ở Sóc Trăng, hay ở Cần Thơ lại có Cồn Sơn,...

Ở mỗi xứ cù lao sẽ đều có lối sống khác nhau theo đặc trưng từng địa phương, tuy nhiên cuộc sống đều yên bình gói trọn trong xóm nhỏ. Vùng đất trên sông cách với đất liền, khi cần mới chạy xuồng vào bờ vì trên mảnh cù lao đời sống bà con vẫn diễn ra với công việc tăng gia sản xuất hàng ngày như chăm cây nuôi cá, mọi hoạt động không khác trong đất liền là bao. Trên xóm nhỏ giữa dòng sông vẫn chan chứa tình làng nghĩa xóm.

Lẩu cù lao chính là một món ăn đặc trưng ở miền Tây nấu theo vị ngọt tự nhiên của các nguyên liệu rau củ và tim, gan,... Sở dĩ món ăn có tên cù lao chỉ đơn giản dựa vào dụng cụ nấu được gọi tên cù lao, loại nồi có phần nhô cao lên ở giữa để chứa than giữ độ nóng cho đồ ăn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Được biết do từ thời xa xưa, chưa có những dụng cụ để làm nồi lẩu nhưng nhiều món canh cần ăn nóng nên ông bà xưa đã chế tạo ra chiếc cù lao để giữ độ nóng cho món ăn.

Cù lao được nấu từ các phần nội tạng và rau củ tạo vị ngọt tự nhiên, thanh mát mang ý nghĩa của sự ngọt ngào, mang tình yêu thương sâu thẳm từ tim gan mà những thế hệ trước đã ra đi và con để lại cho con cháu đời sau. Phần trụ giữa để chứa than, không cháy bùng như lửa bếp ga cũng giống như tình yêu thương của ông bà dành cho con cháu, không thể hiện ra nhưng lúc nào cũng âm ỉ cháy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cũng với hy vọng gìn giữ và lưu truyền nét văn hóa quê hương mà những người con miền Tây đã mang lẩu cù lao đi xa hơn như nơi thị thành Sài Gòn, vùng ngoại ô có quán "Lẩu cù lao" chiều đến lại đông nghẹt khách.

Cuộc sống hiện đại hóa với đủ các công thức nấu lẩu, vì thế lẩu cù lao cũng không chỉ gói gọn với món lẩu ngọt, lẩu thái, lẩu mắm hay lẩu thập cẩm,... cũng có thể sử dụng cù lao.

Lẩu cù lao là một món ăn đặc biệt được cha ông để lại, dù trên thị trường hiện nay đã có sự xuất hiện của nhiều loại nồi lẩu tiện dụng nhưng nhiều người vẫn sử dụng cù lao để gìn giữ nét đẹp truyền thống và văn hóa quê hương, đồng thời nhắc nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ luôn có tình thương từ nơi thế hệ trước.

Mộc An  
Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 2): Quân sư của nhiều bậc đế vương

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 2): Quân sư của nhiều bậc đế vương

Sử sách ghi nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là "nhà tiên tri" số một nước Việt với những lời tiên đoán chính xác về các biến cố của dân tộc.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 1): Phụ mẫu mâu thuẫn vì dạy con

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 1): Phụ mẫu mâu thuẫn vì dạy con

Tương truyền, bà Nhữ Thị Thục mẹ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hướng ông trở thành người mang chí hướng dựng nên nghiệp lớn nhưng chồng bà chỉ muốn con làm bề tôi. Vì thế không ít lần vợ chồng đã mâu thuẫn trong cách dạy con.

Chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới biển

Chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới biển

(NSMT) - Không chỉ giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng còn phát huy hiệu quả hệ thống trạm xá quân dân y kết hợp để chăm sóc sức khỏe cho người dân ở nhiều phum sóc đồng bào Khmer vùng biên giới biển. Các trạm xá này thực sự trở thành “điểm tựa” của người dân, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh của đồng bào. Điển hình như Trạm y tế quân dân y kết hợp xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu.

Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40

Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40

Sau 40 tuổi, một người phải chịu gánh nặng kép về gia đình và sự nghiệp, một bên là thân thể và sức lực dần suy giảm. Chúng ta không còn có thể hăng hái và bất cẩn như khi còn trẻ.

Những tân binh đặc biệt ở Sóc Trăng

Những tân binh đặc biệt ở Sóc Trăng

Mùa tuyển quân năm 2024, tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.400 công dân nhập ngũ. Trong số này có hai tân binh là nữ, đã tốt nghiệp đại học và tình nguyện làm đơn tham gia nghĩa vụ quân sự năm nay. Đó là em Đinh Trà My và em Phạm Xuân Nghi (cùng ở phường 2, TP.Sóc Trăng).

Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới

Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới

Một người nếu như được hưởng phúc khí chân chính thì phải có đức hạnh hưởng phúc mới có thể duy trì được sự thịnh vượng và bình an. Người không có phúc khí là bởi không để ý đến lời nói và việc làm của mình, một khi thường xuyên có ba hành vi này rất có thể sẽ phá hư phúc khí.

Vì sao tháng 1 âm lịch được gọi là tháng Giêng?

Vì sao tháng 1 âm lịch được gọi là tháng Giêng?

Cùng với tháng Chạp, tháng Giêng rất đặc biệt vì có tên riêng thay vì chỉ được gọi theo số thứ tự như các tháng khác. Tại sao lại như vậy?