Về quê ăn Tết bị hỏi lương tháng bao nhiêu, bao giờ lấy chồng: Xử lý sao để vui vẻ đầu xuân?
Bữa cơm năm mới sum họp gia đình hẳn không ít người khó chịu khi bị hỏi lương tháng bao nhiêu, bao giờ lấy chồng... Xử lý thế nào để vui vẻ đầu xuân?
Tiến sĩ Chua Siew Eng, nhà tư vấn và chuyên gia tâm thần học tại Trung tâm Tư vấn Raffles cho biết những lời nhận xét từ các thành viên trong gia đình thường nhắm vào điểm yếu trong tính cách của bạn. Nó có thể đặc biệt khó chịu nếu vấn đề đó tồn tại từ lâu khiến bạn cảm thấy như thể bạn đã không thay đổi để tốt hơn.
Kevin Beck, nhà tâm lý học Bệnh viện Đa khoa Singapore, cho biết các lý do khiến bạn bực mình có thể do những chuẩn mực văn hóa, giới tính, áp đặt.
Bạn cũng có thể khó chịu khi thấy mình bị so sánh. Đôi khi bạn nghĩ tức giận là phản ứng hợp lý khi bị tổn thương. Một lý do khác bạn cho mình mất bình tĩnh là từng nổi giận như vậy trước gia đình.
Bạn càng lo lắng về việc họ hàng đánh giá bạn, những lời nhận xét của họ càng ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn. Điều đó giải thích tại sao nhận xét của người bạn yêu quý về mối quan hệ, tài chính, học thức, công việc... khiến bạn tổn thương hơn một người ít thân khác trong bữa cơm đoàn viên
Nhà tâm lý Kevin Beck cho biết vấn đề càng quan trọng hoặc nhạy cảm với bạn thì phản ứng tức giận của bạn càng dữ dội hơn. Nhưng ông cũng lưu ý mặc dù bạn không thể ngăn được “cái miệng của bà cô”, lời chế giễu của bà dì nhưng bạn có thể học cách kiểm soát phản ứng của mình.
Để làm được điều đó, các chuyên gia tâm lý cho biết hãy để ý những "dấu hiệu cảnh báo sớm" ở bạn, bao gồm căng thẳng, đánh trống ngực, run rẩy, đổ mồ hôi, đỏ bừng, mức độ khó chịu ngày càng tăng và/hoặc cường độ tranh luận hoặc âm lượng giọng nói của bạn tăng lên. Đây là những việc "đáng để tạm dừng, quyết định không phản ứng và bình tĩnh".
Dưới đây là một số mẹo từ các chuyên gia để giúp bạn đối phó với những câu hỏi nhạy cảm từ những người họ hàng.
Giữ tương tác ngắn gọn
Nếu đó là bữa tối đoàn tụ, hãy tránh ngồi lâu. Theo chuyên gia, có một vài chủ đề trung lập để đánh lạc hướng và giải trí, đồng thời giúp thời gian trôi qua. Bạn nên nói về các chủ đề này.
Diễn tập các tình huống khiến bạn tức giận
Tiến sĩ tâm lý khuyên, hãy học cách xác định những lối suy nghĩ tiêu cực khiến bạn tức giận. Liệu việc bạn tức giận có hợp lý không, cái giá phải trả là gì?
Hãy lường trước và suy nghĩ cách phản ứng sao cho lành mạnh, tốt cho bạn và cho người thân của bạn.
Không giận quá mất khôn
Hãy lường trước những dấu hiệu tức giận và đừng để bản thân bị kích hoạt bởi chúng, đặc biệt là với những hiềm khích hoặc hành hạ trong quá khứ. Hãy cố gắng hiểu và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác. Nếu không thể, hãy quyết đoán.
Ví dụ, hãy nói rằng đây không phải là thời điểm hoặc địa điểm thích hợp cho một cuộc thảo luận như vậy và hoãn cuộc thảo luận sang một thời điểm khác.
Quyết đoán ngay lập tức làm giảm tác nhân gây ra cơn giận dữ. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy bỏ đi để bình tĩnh lại.
Chơi chiến thuật trì hoãn để giảm lo lắng
Hãy hít thở sâu một vài lần và cố gắng giảm bớt lo lắng để đầu óc minh mẫn trở lại, theo giáo sư Ilene Cohen. Nếu người cô yêu quý của bạn hỏi "tại sao vẫn độc thân", hãy nói đùa, hoặc trì hoãn "cháu sẽ nói việc đó sau".
Cách này cho bạn thời gian suy nghĩ. Bạn nên đưa ra câu trả lời trung lập và không cung cấp thông tin, chẳng hạn "Tết đang vui, đừng bàn chuyện này nữa", rồi chuyển hướng sang chủ đề gì đó ít nhạy cảm hơn.
Không phải lúc nào cũng phải nhún nhường
Ai cũng mong gia đình hòa thuận tuy nhiên, không có quy tắc nào nói rằng bạn phải luôn hòa thuận với mọi người trong gia đình. Có quan hệ họ hàng với nhau không có nghĩa là bạn sẽ hòa hợp trong mọi tình huống, chia sẻ cùng quan điểm hoặc hòa hợp với họ.
Hãy tử tế và tôn trọng, nhưng đừng ép bản thân bỏ qua quan điểm của mình vì sợ người khác đánh giá. Giáo sư Cohen nói: “Hãy đủ mạnh mẽ để bào chữa cho bản thân nếu một cuộc trò chuyện không thuận lợi và dành nhiều thời gian hơn cho những người thật sự hiểu mình”.
T. Linh (Theo Cnalifestyle)
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.