Văn hóa

Về thăm Làng chiếu Định Yên

Chủ nhật, 09/04/2023, 10:12 AM

(NSMT) - Ngồi kể cho nhau nghe về những làng nghề truyền thống ở miền Tây, tất thảy ai cũng chỉ nghĩ ngay đến nghề đan lục bình, dệt thổ cẩm, đan võng,... mà ít ai để ý rằng miệt trăm hoa trái như Đồng Tháp còn có làng nghề trăm niên tuổi chính là Làng chiếu Định Yên thuộc địa phận huyện Lấp Vò.

Hàng trăm năm về trước làng chiếu Định Yên hoạt động vô cùng sôi nổi không Hữu ôm chỉ tạo công ăn việc làm cho bà con xứ này mà còn là nơi bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của người dân Đồng Tháp. Làng chiếu Định Yên còn được xem là niềm tự hào của người dân nơi đây, làng nghề truyền thống đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và nuôi lớn nhiều thế hệ. Tại huyện Lấp Vò có hai xã cùng nghề làm chiếu là xã Định An và Định Yên nhưng hầu hết khoảng 70% người theo nghề ở Định Yên. Do đó mọi người thường biết đến "nghề chiếu làng Định Yên", nhưng cho đến nay chủ yếu người dân đã chuyển sang làm những nghề khác để nâng cao thu nhập cho gia đình thay vì nghề làm chiếu. Nghề làm chiếu dường như đã dần mai một khi cuộc sống hiện đại hóa với đủ kiểu loại các chất liệu khác tiện dụng hơn, công việc làm chiếu lại rất vất vả trong khi công "chẳng được bao". 

Nghề chiếu làng Định Yên đã có từ hàng trăm năm trước. (Ảnh: Internet)

Nghề chiếu làng Định Yên đã có từ hàng trăm năm trước. (Ảnh: Internet)

Vào năm 2013 nghề dệt chiếu tại xã Định Yên đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, "cái nôi" của nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng khắp chốn miệt vườn. Khi ghé thăm Làng chiếu Định Yên du khách sẽ dễ dàng tìm được bởi chỉ cần đi khoảng 40km dọc tuyến quốc lộ 80, hỏi đường vào xã Định Yên, đâu đó 2km nữa thì xuất hiện những bó lát đủ màu xanh, đỏ sặc sỡ nằm phơi bên ven đường trong tiếng kêu lạch cạch của máy dệt. Ở miệt An Giang có "chợ âm phủ" bán tôm bán cá còn về Đồng Tháp có "chợ ma", "chợ âm phủ" bán chiếu, chợ chiếu thường bắt đầu họp lúc 2 giờ sáng nên khách du lịch muốn ghé tham quan cũng thường đi ban sáng để tiện dịp trải nghiệm hoạt động cùng bà con. 

Những cung đường trải dài lát, bố nhiều màu. (Ảnh: st)

Những cung đường trải dài lát, bố nhiều màu. (Ảnh: st)

Theo đó, những người dân địa phương lớn tuổi cho hay rằng chính họ cũng không biết nghề dệt chiếu ở quê mình có từ thuở nào mà chỉ nhớ rằng khi bản thân đủ sức đủ tuổi học nghề là học và làm luôn. Nhưng có lẽ nguồn cội của nghề làm chiếu cũng từ những người dân di cư từ miền Bắc bộ mang đến, Định Yên là vùng bãi bồi ven sông Hậu có dồi dào nguyên liệu như bố, lát phù hợp với việc làm chiếu nên được "cắm chốt" luôn vậy. Nghề dệt chiếu cũng từ đó mà lưu truyền và trở thành một nét đẹp văn hóa trong dân gian, trở thành niềm tự hào của bà con xứ Định Yên (Đồng Tháp). Nét đẹp lao động của những nam thanh nữ tú đầy khỏe khoắn, giọt mồ hôi của những thế hệ cha anh đã truyền dạy vẽ lên một bức tranh đa sắc màu cho Làng chiếu Định Yên.

Chẳng ai rõ nghề chiếu làng Định Yên là do ai mang về. (Ảnh: st)

Chẳng ai rõ nghề chiếu làng Định Yên là do ai mang về. (Ảnh: st)

Trăm niên tuổi rồi một ngày Làng chiếu bị "đắp chiếu", người dân dày công để làm ra một sản phẩm đẹp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên giá thành bán ra của một sản phẩm lại không quá cao, nhiều người đã bỏ không theo nghề nữa để đi tìm việc làm khác phù hợp với nhu cầu kinh tế, đời sống. Làng chiếu im lìm, những chiếc máy dệt cũng lặng lẽ chẳng cất tiếng trong một thời gian dài. Nhưng dường như sinh khí của làng nghề được hồi lại trong bộ phim sắp ra mắt của đạo diễn Lý Hải. Được biết đạo diễn Lý Hải đã chi ra hàng tỉ đồng để có thể phục dựng Làng chiếu Định Yên và lấy bối cảnh chính cho phim của mình. Theo chia sẻ của một số diễn viên, lúc đoàn phim đến và có ý định phục dựng khung cảnh làng nghề đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nơi đây, từ những người lớn tuổi đến đám trẻ thơ đều mừng rỡ vô cùng. Thực ra chẳng phải nghề mai một mà do tình yêu với "nghiệp làm chiếu" bị áp lực cuộc sống đè nặng còn rất nhiều thứ khác phải lo, nếu chỉ làm chiếu thì không đủ sống. 

Làng chiếu Định Yên vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Đồng Tháp. (Ảnh: Internet)

Làng chiếu Định Yên vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Đồng Tháp. (Ảnh: Internet)

Làng chiếu Định Yên còn là niềm tự của người dân Đồng Tháp nói chung và niềm yêu thích của người dân rất nhiều nơi về chất chiếu cũng như hình ảnh hoa văn. Từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến các công đoạn sản xuất gia công đều được làm một cách tỉ mỉ, chính vì thế chiếu làng Định Yên luôn có độ bền tốt hơn, cùng với đó những hình ảnh hoa văn đều sắc nét và bắt mắt. Đặc biệt hơn nữa là khi được chứng kiến nhịp sống tấp nập của làng chiếu từ giấc nửa khuya, những ôm chiếu nặng được vác trên vai và rong ruổi bán trên các con đường quê. Khung cảnh đẹp của một vùng quê thanh bình dường như được sống lại làm khơi dậy tình yêu quê hương, yêu thêm cái nghề truyền thống trong mình. Nghề chiếu làng Định Yên đã nuôi lớn bao thế hệ, người dân xứ này từ già, trẻ, lớn, bé ai nấy cũng thuần thục từng công đoạn để rồi giờ đây, khi nhắc lại ai cũng xốn xang tìm về miền xưa cũ.

Mộc An (T/H)  
Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…