Nuôi con

Vì sao trẻ dậy thì sớm có nguy cơ thấp hơn bạn đồng trang lứa?

Chủ nhật, 11/08/2024, 08:31 AM

Hạn chế về phát triển chiều cao là vấn đề thường gặp ở những trẻ dậy thì sớm khiến không ít bố mẹ lo lắng.

Vì sao trẻ dậy thì sớm thường không cao khi trưởng thành?

Điểm khác biệt lớn nhất của xương ở trẻ em so với người lớn chính là khả năng phát triển về chiều dài, xương ở trẻ em có khả năng dài ra còn xương ở người lớn thì không. Điều này là nhờ vào một cấu trúc đặc biệt ở gần hai đầu xương của trẻ gọi là sụn tiếp hợp. Chính sự phát triển của sụn tiếp hợp là cơ sở để xương của trẻ có thể phát triển về hai đầu và trở nên dài hơn theo thời gian.

Bước vào thời điểm dậy thì, chiều cao của các bé sẽ phát triển rất nhanh do các hormone gây dậy thì sớm làm các cơ xương phát triển. Vào thời kỳ cao điểm này, mỗi năm trẻ có thể cao thêm từ 6 - 8cm, thậm chí có thể lên đến 10-15cm mỗi năm. Nhưng giai đoạn dậy thì của một đứa trẻ thường sẽ chỉ kéo dài trong vòng vài năm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sau đó chiều cao sẽ phát triển chậm dần đến khi nào hai đầu của ống xương khép kín lại thì chiều cao sẽ không phát triển nữa. Trẻ dậy thì sớm lúc ban đầu sẽ có thân hình vượt trội, cao to hơn so với các bạn bằng tuổi. Tuy nhiên, về sau khi các đầu xương nhanh chóng đóng kín lại, quá trình phát triển chiều cao chưa kịp hoàn thiện khiến những trẻ dậy thì sớm bị khiêm tốn về chiều cao so với các bạn.

Theo thống kê, những người bị dậy thì sớm có xu hương thấp hơn so với người bình thường khoảng 12-20cm, tùy theo giới. Chính vì vậy, vấn đề trẻ dậy thì sớm có cao được nữa không khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Trên thực tế, với một đứa trẻ bị dậy thì sớm thì cơ hội tăng trưởng chiều cao sau khi đã kết thúc giai đoạn dậy thì là tương đối khó khăn. Chiều cao của trẻ sẽ gần như là ổn định và ít thay đổi khi trẻ trưởng thành trong tương lai. Các biện pháp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm chỉ có giá trị lớn nhất khi trẻ chưa kết thúc giai đoạn dậy thì và các sụn tiếp hợp chưa bị cốt hóa hoàn toàn.

Các biện pháp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm

Liệu pháp hormone ức chế dậy thìLiệu pháp ức chế dậy thì là liệu pháp sử dụng đồng vận của hormone GnRH để ức chế dậy thì ở những đứa trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm. Dưới tác dụng của liệu pháp sẽ khiến giai đoạn dậy thì của trẻ bị ức chế. Do đó làm chậm lại quá trình cốt hóa xương ở trẻ và kéo dài thời gian tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Nếu được can thiệp sớm ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của tình trạng dậy thì sớm, chiều cao của trẻ có thể được cải thiện lên đến 10cm so với những trẻ dậy thì sớm những không được can thiệp.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh vấn đề điều trị hormone để ức chế quá trình dậy thì ở trẻ, những biện pháp không sử dụng thuốc cũng cho thấy hiệu quả cao trong việc tăng chiều cao ở trẻ dậy thì sớm.

Trước hết, việc cho trẻ ngủ đủ giấc có vai trò quan trọng trong quá trình tăng chiều cao của trẻ. Thời gian ngủ là khoảng thời gian mà cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất. Do vậy, nên đảm bảo rằng những đứa trẻ dậy thì sớm luôn được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này giúp cải thiện chiều cao của trẻ một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ tăng cường tập luyện thể thao. Tập luyện thể thao không chỉ làm tăng sức chịu đựng của hệ cơ bắp và xương khớp mà nó còn có thể giúp trẻ cao lên nhanh chóng. Bởi trong quá trình trẻ luyện tập, lượng hormone tăng trưởng sẽ được bài tiết nhiều hơn và lưu lượng máu đến nuôi hệ xương khớp nhiều hơn. Do đó, tập luyện thường xuyên vừa khiến xương của trẻ rắn chắc, vừa giúp cho trẻ cao lên.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Chế độ ăn uống hợp lý

Tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm một cách an toàn là cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ 4 nhóm, không thể thiếu các dưỡng chất là Canxi nano, Chondroitin, Vitamin D3 và MK7. Các dưỡng chất này trong các thực phẩm hằng ngày cho trẻ ăn, nhưng thực chất lượng dưỡng chất giúp tăng chiều cao hằng ngày được đưa vào cơ thể cụ thể là bao nhiêu thì khó mà nắm được. Bởi vậy nên chọn các dưỡng chất tốt cho xương ở các dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung.

Sử dụng các thực phẩm bổ sung

Chế độ ăn uống đôi khi có thể là không đủ để đảm bảo cho nhu cầu về một số dưỡng chất, khoáng chất cần thiết đối với quá trình phát triển hệ xương khớp. Khi này, trẻ có thể được sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung như canxi, vitamin D3,...

Ngoài ra, dậy thì sớm đồng nghĩa sự phát triển chiều dài của xương sớm bị khóa lại so với người bình thường. Vì vậy muốn trẻ dậy thì sớm phát triển chiều cao tối đa, cần bổ sung các dưỡng chất Chondroitin giúp kích thích sụn sản sinh ra nhiều hơn, nhờ đó giúp cho xương dài ra nhanh hơn, chắc khỏe và giúp trẻ cao lớn hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung cho trẻ cần hết sức thận trọng và nên diễn ra dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Phương Anh (Theo Health)  
Cha mẹ nhóm máu nào sinh con có IQ vượt trội?

Cha mẹ nhóm máu nào sinh con có IQ vượt trội?

Di truyền là một trong những yếu tố có thể góp phần xác định tiềm năng trí tuệ của trẻ. Trong đó, nhóm máu của người mẹ cũng có phần quyết định IQ của con sẽ vượt trội hơn so với những đứa trẻ khác.

Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính

Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính

Tính cách sẽ quyết định đến hành vi và suy nghĩ của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến thái độ sống và học tập sau này. Vì vậy, cha mẹ nên chú trọng đến việc định hình tính cách tích cực cho con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ

Trẻ "chán trường" sau kỳ nghỉ hè: Xử lý thế nào để tránh căng thẳng?

Kỳ nghỉ hè kết thúc, ít đứa trẻ háo hức chờ đợi học kỳ mới. Một số trẻ thậm chí bày tỏ thái độ không muốn đi học. Lúc này, việc cha mẹ và con cái phải “chung sức” để giúp trẻ quay lại trạng thái học tập là điều hết sức cần thiết.

Những đứa trẻ… smartphone

Những đứa trẻ… smartphone

Một gia đình mà buổi tối được một học sinh lớp 5 tả cảnh sinh hoạt như sau: “Chị học bài, em học bài, bố vừa xem bóng đá trên smartphone vừa hò hét, mẹ vừa xem phim ngôn tình vừa khóc sướt mướt…” thì liệu có phương thuốc nào để cai nghiện điện thoại cho trẻ em?

Cùng con chuẩn bị năm học mới

Cùng con chuẩn bị năm học mới

(NSMT) - Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến ngày tựu trường. Các bậc phụ huynh cố gắng lo cho con em được chu đáo, tươm tất, sẵn sàng bước vào năm học mới với tâm thế vui tươi, phấn khởi.

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng khi người Việt thường có thói quen cho con ngủ chung trong nhiều năm?