Ẩm thực

Vĩnh Long: Cận cảnh đàn Cò nhạn cực kỳ quý hiếm trú ngụ số lượng lên tới hàng trăm con

Thứ ba, 09/05/2023, 06:50 AM

(NSMT) - Vườn chim quý của lão nông Lê Văn Chìa, còn gọi là Hai Chìa, ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Hiện tại đây có đàn Cò Nhạn (còn gọi là Cò Ốc), ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam trú ngụ số lượng lên tới hàng trăm con.

Cò nhạn (còn gọi là Cò Ốc), tên khoa học là Anastomus oscitans, thuộc họ Diệc, bộ Hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam. Cò nhạn thường sống ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cò nhạn chỉ xuất hiện ở một vài địa phương miền Tây Nam bộ. Cò nhạn sinh sống định cư nhưng khi vùng sinh sống, nơi kiếm thức ăn bị thu hẹp, chúng di cư tới vùng khác thuận lợi hơn. Thức ăn chủ yếu của loài chim này là ốc, các động vật thủy sinh. Cò nhạn có trọng lượng mỗi con từ 1 đến 1,6 kg, chiều cao 50 cm, chiều dài sải cánh hơn 1 mét, chúng làm tổ trên ngọn cây. Chúng sử dụng cành khô, cành tươi và nhiều loài cỏ để làm tổ, bình quân mỗi con đẻ từ 3-4 trứng.

Vườn chim quý của lão nông Lê Văn Chìa, ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Hiện tại đây có đàn Cò Nhạn (còn gọi là Cò Ốc), ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam trú ngụ số lượng lên tới hàng trăm con.

Vườn chim quý của lão nông Lê Văn Chìa, ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Hiện tại đây có đàn Cò Nhạn (còn gọi là Cò Ốc), ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam trú ngụ số lượng lên tới hàng trăm con.

Cò nhạn (còn gọi là Cò Ốc), tên khoa học là Anastomus oscitans, thuộc họ Diệc, bộ Hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam.

Cò nhạn (còn gọi là Cò Ốc), tên khoa học là Anastomus oscitans, thuộc họ Diệc, bộ Hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam.

Cò nhạn có trọng lượng mỗi con từ 1 đến 1,6 kg, chiều cao 50 cm, chiều dài sải cánh hơn 1 mét, chúng làm tổ trên ngọn cây. Chúng sử dụng cành khô, cành tươi và nhiều loài cỏ để làm tổ, bình quân mỗi con đẻ từ 3-4 trứng.

Cò nhạn có trọng lượng mỗi con từ 1 đến 1,6 kg, chiều cao 50 cm, chiều dài sải cánh hơn 1 mét, chúng làm tổ trên ngọn cây. Chúng sử dụng cành khô, cành tươi và nhiều loài cỏ để làm tổ, bình quân mỗi con đẻ từ 3-4 trứng.

Empty
Ngoài Cò nhạn vườn chim của lão nông Lê Văn Chìa còn nhiều loại chim khác như Vạc, Cò cổ vàng, Cò trắng, Cồng cộc cũng bắt đầu kéo về trú ngụ ngày càng nhiều.

Ngoài Cò nhạn vườn chim của lão nông Lê Văn Chìa còn nhiều loại chim khác như Vạc, Cò cổ vàng, Cò trắng, Cồng cộc cũng bắt đầu kéo về trú ngụ ngày càng nhiều.

Hiện nay tình trạng săn bắt loài Cò nhạn đang diễn biến rất phức tạp, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc để bảo vệ loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.

Hiện nay tình trạng săn bắt loài Cò nhạn đang diễn biến rất phức tạp, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc để bảo vệ loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.

Lão nông Lê Văn Chìa phải liên tục đi kiểm tra các khu vực xung quanh vườn chim để ngăn chặn tình trạng săn bắt đang diễn ra rất phức tạp.

Lão nông Lê Văn Chìa phải liên tục đi kiểm tra các khu vực xung quanh vườn chim để ngăn chặn tình trạng săn bắt đang diễn ra rất phức tạp.

Hàng ngày có nhiều đàn Cò nhạn với số lượng lên đến hàng trăm con đi tìm mồi trở về tạo nên hình ảnh rất thú vị, đẹp mắt.

Hàng ngày có nhiều đàn Cò nhạn với số lượng lên đến hàng trăm con đi tìm mồi trở về tạo nên hình ảnh rất thú vị, đẹp mắt.

Empty
Empty
Empty
Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho nhiều loài chim quý hiếm sinh sản tại vườn chim của lão nông Lê Văn Chìa.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho nhiều loài chim quý hiếm sinh sản tại vườn chim của lão nông Lê Văn Chìa.

Empty
Empty

Vườn chim Vạc của Ông Lê Văn Chìa tại ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nằm trên phần diện tích đất khoảng 1,8 ha. Năm 2006, Ông Lê Văn Chìa phát hiện có đàn chim đến cư trú với khoảng vài chục cá thể chim Vạc, cao điểm lên đến hơn 2.000 cá thể (năm 2018). Xuất phát từ niềm đam mê yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài chim, Ông Lê Văn Chìa quyết định không làm xáo trộn khu đất này, tạo thêm sinh cảnh tự nhiên cho chim cư trú. Từ đó, các loài chim khác như Cò trắng, Cò ốc, Cồng cộc cũng bắt đầu kéo về càng nhiều và hình thành quần thể chim cho đến nay.

Năm 2021, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo công văn số 5004/UBND-KTNV ngày 13/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chủ trương thực hiện nhiệm vụ “Công tác kiểm kê, khảo sát nghiên cứu vườn chim Vạc tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Kết quả thực hiện đã ghi nhận 33 loài thuộc 20 họ, 12 bộ. Trong đó, có 5 loài ghi nhận làm tổ và có con non là Vạc, Cò trắng, Cò ruồi, Cốc đen và Hút mật họng nâu. Trong đó, có ít nhất 13 cá thể Cò ốc, 6 cá thể quắm đen, khoảng 130 tới 135 cá thể Cò ruồi, 80 tới 120 cá thể Cò trắng 190 tới 260 cá thể Cốc đen, 600 tới 625 cá thể Vạc trong khảo sát.

Để có giải pháp thúc đẩy phát triển vườn chim vạc, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Kế hoạch Bảo vệ, nâng cấp, mở rộng vườn chim quý tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Mở rộng quy mô diện tích vườn chim Vạc từ khoảng 1,8 ha như hiện nay lên 4 - 5 ha nhằm duy trì và phát triển quần thể Vạc cũng như một số loài chim nước khác; Xây dựng hệ thống camera giám sát, cảnh báo bảo vệ vườn chim Vạc; Xây dựng tháp canh để thực hiện quan sát, kịp thời có kế hoạch bảo vệ, quản lý các loài chim hoang dã tại vườn chim Vạc, đồng thời phục vụ hoạt động du lịch nông thôn; Xây dựng hàng rào bảo vệ chắc chắn, kiên cố phục vụ bảo vệ lâu dài các loài chim hoang dã và giúp hạn chế việc xâm nhập trái phép vào khu vực vườn chim.

Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức, vận động mọi tầng lớp không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, các loài chim hoang dã, di cư (nhất là các loài chim Vạc, Cò Trắng, Cốc đen, Cò ruồi) và đặc biệt là không được săn bắt, bẫy các loài chim hoang dã tại vườn chim Vạc. Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chim hoang dã, di cư theo Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp, cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Vườn chim quý có sự hiện diện đa dạng loài của quần thể chim hoang dã cho thấy ý nghĩa về mặt môi trường, giáo dục đóng góp quan trọng đến khả năng nâng cao tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở để xây dựng vườn chim là điểm đến của các hoạt động du lịch phục vụ mục đích tham quan, giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng thương hiệu “Vườn chim Vạc xã Tân Mỹ” như là một biểu tượng thể hiện sự an toàn, thân thiện với môi trường đối với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.

- Một số hình ảnh Vườn chim quý của lão nông Lê Văn Chìa tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

(NSMT) - Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tỉnh ước đón hơn 270.000 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó, TP. Phú Quốc ước đón trên 125.000 lượt khách, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai”  nhưng thơm ngon, thanh lành

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng thơm ngon, thanh lành

Giữa cuộc sống hối hả, nhiều người thích rủ nhau đến không gian bình yên để thư giãn và thưởng thức những món chay tịnh. Gợi ý cho bạn dịp lễ này, 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng vô cùng thơm ngon và thanh lành!

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để người dân phòng tránh.

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thay vì trải nghiệm toàn đảo Phú Quốc, du khách thông thái đang truyền tai nhau dành trọn 3 ngày tại Thị trấn Hoàng Hôn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp với chi phí chỉ từ 4-7 triệu đồng/người.

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(NSMT) - Từ ngày 17-21/4, các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút khoảng 870.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại TP. Cần Thơ.

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Trong nhiều lần tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (DGNB), Hội thi Bánh DGNB là một trong điểm nhấn không thể thiếu. Hội thi không chỉ là sân chơi để nghệ nhân giới thiệu các loại bánh gia truyền, đặc sản quê nhà mà còn là không gian kết nối, lan tỏa tình yêu chiếc bánh quê đến du khách gần xa. Những chiếc bánh không chỉ mang tinh túy truyền thống mà còn được sáng tạo, góp phần làm nên sức hút mới cho bánh DGNB.